Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/05/2009
Việt Nam còn xa giấc mơ nước lớn về CNTT

6 báo cáo quốc tế trong quý I/2009 về CNTT-TT đánh giá Việt Nam có bước tiến đáng kể, nhưng nhìn tổng thể Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những quốc gia “chiếu dưới”.

Phát triển ở “bề nổi”

Từ đầu năm đến nay, đã có 6 báo cáo của những tổ chức quốc tế công bố kết quả nghiên cứu của họ về CNTT của các quốc gia. Đó là báo cáo về điểm kết nối (Scorecard Conectivity 2009 do Công ty tư vấn LECG - Anh thực hiện), báo cáo 10 điểm gia công phần mềm hấp dẫn (hãng Tholons - Mỹ thực hiện), chỉ số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index do Liên minh viễn thông quốc tế thực hiện), chỉ số sẵn sàng kết nối toàn cầu (Networked Readiness Index Ranking do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện), chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu (do cơ quan thông tin kinh tế EIU, Anh thực hiện) và xếp hạng top 10 quốc gia gia công phần mềm châu Á của Gartner.

Nhìn chung, các báo cáo này đánh giá Việt Nam tăng hạng, nhảy vọt hoặc xếp trong top những điểm hấp dẫn về CNTT. Cụ thể, chỉ số phát triển CNTT-TT của Việt Nam năm nay đã nhảy tới 15 bậc, xếp hạng 92 trong số 154 quốc gia trên thế giới. Chỉ số sẵn sàng kết nối của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp hạng 70 trong số 134 quốc gia. Trong xếp hạng về gia công phần mềm, Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công ở khu vực châu Á, còn TP.HCM nằm trong top 10 thành phố là điểm đến hấp dẫn với gia công phần mềm. Trong số 6 báo cáo trên, Việt Nam chỉ giậm chân tại chỗ duy nhất trong báo cáo Chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu (đứng thứ 61/66 quốc gia).

Như vậy, có thể thấy xét trên tổng thể, ngành CNTT Việt Nam đã được thế giới ghi nhận có bước tiến, là những điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp thế giới tìm đến đầu tư. Tuy nhiên, các báo cáo này cũng nhìn nhận CNTT Việt Nam chủ yếu thay đổi ở những yếu tố “bề nổi”, ví dụ như tốc độ phát triển hạ tầng viễn thông (di động và Internet), nguồn nhân lực giá rẻ hay sự quyết tâm của chính phủ với CNTT. Các yếu tố quyết định sức cạnh tranh và sức mạnh của một nền CNTT tiên tiến như khả năng nghiên cứu phát triển (R&D), khả năng khai thác hiệu quả CNTT hay chất lượng đào tạo, tôn trọng bản quyền… thì Việt Nam còn khoảng cách rất xa với những nước mạnh về CNTT. Chính vì vậy, thứ hạng của CNTT Việt Nam trong các báo cáo hay xếp hạng dù có tiến bộ, có nhảy vọt nhưng vẫn chưa thoát khỏi nhóm các quốc gia “chiếu dưới”, thậm chí còn khoảng cách khá xa so với ngay cả những quốc gia trong khu vực gần gũi nhất là Đông Nam Á như Malaysia, Singapore hay Thái Lan.

Trở thành nước mạnh về CNTT: Đường còn dài!

Đánh giá về việc Việt Nam nhảy liền 15 bậc trong Chỉ số xếp phát triển CNTT-TT, Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) cho rằng kết quả đó là nhờ vào tăng trưởng mạnh của Internet (từ 1,8% người dùng vào năm 2002 lên 20% vào năm 2007), di động (từ 2 triệu thuê bao vào năm 2002 tăng lên 24 triệu vào năm 2007); nhờ dân số trẻ nên nhu cầu chi tiêu cho CNTT cao hơn; nhờ vào tăng trưởng GDP (từ 430 USD năm 2002 lên 790 USD năm 2007) và nhờ vào việc Chính phủ cam kết mạnh mẽ cho CNTT, coi ngành này là mũi nhọn phát triển kinh tế.

Nhưng mặc dù nhảy vọt như vậy, Việt Nam vẫn xếp sau Philippin một bậc, xếp sau Thái Lan tới 29 bậc. Tỷ lệ người thuê bao Internet băng rộng hay tỷ lệ máy tính trên người dân của Việt Nam cũng còn rất thấp so với các nước “chiếu trên” trong bảng xếp hạng. Đặc biệt, báo cáo Chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu đánh giá Việt Nam chỉ đạt 0,1 điểm trong thang điểm 100 về khả năng R&D, chất lượng nhân lực CNTT thì 10 người chỉ tuyển được một.

2.jpg
Tỷ lệ người thuê bao Internet băng rộng và tỷ lệ máy tính trên người dân của Việt Nam cũng còn rất thấp so với các nước “chiếu trên” trong bảng xếp hạng.

Trong lĩnh vực phần mềm, Việt Nam được Gartner xếp trong nhóm 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm ở khu vực châu Á. Nhưng theo Gartner, thế mạnh vượt trội duy nhất của Việt Nam so với các nước châu Á trong lĩnh vực này là giá rẻ nhất. Ngoài thế mạnh đó, Việt Nam đều được đánh giá yếu hoặc trung bình ở các tiêu chí còn lại, gồm kỹ năng ngoại ngữ, hỗ trợ của Chính phủ, cơ sở hạ tầng, an ninh, bảo vệ quyền riêng tư, nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục, sự ổn định chính trị và kinh tế, tương đồng văn hóa, khả năng toàn cầu hóa. Xét tổng thể các tiêu chí, Việt Nam là quốc gia được Gartner đánh giá thấp nhất, sau Philippines, Thái Lan và Parkistan ở lĩnh vực gia công phần mềm.

Có một điều thú vị rút ra từ các nghiên cứu trên là ngay cả những nước được coi là cường quốc như Ấn Độ trong phần mềm hay “công xưởng thế giới” như Trung Quốc cũng có thứ hạng rất bình thường trong các xếp hạng chung về CNTT. Những nước đứng đầu về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực CNTT đều có thu nhập bình quân đầu nước GPD cao gấp vài chục lần Việt Nam nói riêng và những nước xếp trong nửa cuối bảng xếp hạng nói chung.

Điều đó cho thấy một điều là sức cạnh tranh của ngành CNTT phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy ước mơ trở thành nước lớn trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ song song của phát triển kinh tế. Hoặc Việt Nam cần xác định cho mình một thế mạnh trong lĩnh vực CNTT để phấn đấu trở thành nước mạnh trong lĩnh vực đó, như Ấn Độ đã tạo dựng tên tuổi trong ngành gia công phần mềm hay Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới.

Duy An

Việt Nam trên bản đồ CNTT toàn cầu

Cuối tháng 3/2009, Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) công bố báo cáo xếp hạng Chỉ số phát triển ICT toàn cầu (ICT Development Index), xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92, tăng 15 bậc so với năm 2002. Cũng trong tháng 3, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố báo cáo xếp hạng Chỉ số sẵn sàng kết nối toàn toàn cầu năm 2008-2009, xếp hạng Việt Nam đứng thứ 70 trong số 134 quốc gia, tăng 3 bậc so với năm ngoái và 12 bậc so với năm 2006.

Ở khả năng cạnh tranh, Chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu do Cơ quan thông tin kinh tế (EIU, Anh) thực hiện theo đặt hàng của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) công bố cuối tháng 2/2009 xếp hạng Việt Nam đứng thứ 61/66 quốc gia. Trong lĩnh vực gia công, hãng nghiên cứu thị trường Gartnet xếp Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Trong đó, Gartner đánh giá Việt Nam là quốc gia có giá gia công phần mềm rẻ nhất. Trước đó, TP.HCM cũng được hãng nghiên cứu Tholons (Mỹ) xếp hạng thứ 4 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất về gia công phần mềm.

Khảo sát điểm kết nối (Connectivity Scorecard 2009) do Công ty tư vấn LECG thực hiện theo chỉ định của liên doanh thiết bị viễn thông Nokia Siemens Networks công bố đầu năm nay chấm Việt Nam đạt 2,75 điểm, cao hơn so với Indonesia (1,87) nhưng thấp hơn Malaysia (7.07), Thái Lan (3,75) và Philippin (3,17). Khảo sát này đánh giá mức độ phổ cập các công nghệ truyền thông như điện thoại di động và máy tính.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0