Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/04/2009
Các DN phần mềm Việt kêu khó và kiến nghị

Có mặt trong cuộc hội thảo "Thách thức và triển vọng ngành phần mềm Việt Nam 2009" ngày 23/4/2009 tại Hà Nội, đa số các DN phần mềm Việt Nam đều cho biết tình hình kinh doanh khó khăn trong thời kỳ kinh tế suy thoái và đề xuất các kiến nghị lên Chính phủ, nhằm giúp các DN tháo gỡ phần nào.

Rất đông các DN phần mềm Việt Nam tham dự Hội thảo sáng 3/4/2009 tại Hà Nội. (Ảnh: HS).
Từ nửa cuối năm 2008, nằm trong cơn bão suy giảm kinh tế toàn cầu, các DN phần mềm Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các DN xuất khẩu. Có số ít các DN không bị giảm doanh số thì lợi nhuận cũng giảm đáng kể. Theo báo cáo của Hiệp hội DN phần mềm Việt Nam (VINASA), mức tăng trưởng của toàn ngành phần mềm Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 20%, với tổng doanh số khoảng 600 triệu USD, giảm 10% so với năm 2007 và đi lùi đáng kể cho với dự báo và kỳ vọng của những tháng đầu năm 2008.

Dù cho rằng đó là ảnh hưởng không thể kháng cự của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng các DN phần mềm Việt cũng không thể phủ nhận, trong khi đó công việc làm ăn của các "tấm gương" bên cạnh là Ấn Độ và Trung Quốc vẫn phát đạt và đạt mức tăng trưởng tốt: Trung Quốc tăng 29,8%, đạt doanh thu 110,8 tỉ USD và Ấn Độ tăng 24,4%, đạt doanh thu 52 tỉ USD trong năm 2008.

Giám đốc Công ty Phần mềm TMA, ông Nguyễn Hữu Lệ thẳng thắn: "Tôi nói thật, chúng ta còn thua xa Ấn Độ và Trung Quốc và tôi chẳng bao giờ tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về phần mềm".

Nói về hiện trạng của ngành phần mềm Việt Nam và những khó khăn gây ra từ đây cho các DN, ông Lệ cho rằng: Mặc dù giá đường truyền đã giảm khá nhiều trong 10 năm trở lại đây, nhưng hiện tại vẫn còn quá cao; nhân lực thì vừa thiếu vừa yếu lại "chảnh". Ông Lệ bức xúc: "Chả có cường quốc phần mềm nào mà nhân lực mới có tấm bằng 4 năm vừa ra trường đã đòi lương khởi điểm 500 USD, nếu không sẽ đi làm Bill Gates hết...".

Trước một hướng đi mới là thị trường dịch vụ Nghiên cứu và Phát triển (R&D), ông Lệ kiến nghị Chính phủ hỗ trợ những chính sách đặc biệt về nhập khẩu thiết bị công nghệ cao phục vụ R&D, cụ thể là: Thủ tục hải quan đơn giản và nhanh chóng và miễn thuế giống như mô hình Công viên phần mềm của Ấn Độ (STPI). Đây sẽ là một cơ hội để Việt Nam tiếp nhận và được chuyển giao các công nghệ mới.

Trong khi đó, đại diện cho một DN kinh doanh trên thị trường nội địa, ông Lữ Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm MISA thì liệt kê ra những khó khăn đặc thù của một DN làm phần mềm đóng gói, như: cần một lượng kinh phí khổng lồ ngay từ đầu, dẫn đến nguy cơ "phá sản như chơi" nếu sản phẩm đưa ra thị trường đúng thời điểm khó khăn.

Ông Long cũng lo lắng cho rằng, trong khi tất cả các loại chi phí khác như lương nhân công, điện, marketing, quảng cáo... đều tăng chóng mặt trong thời buổi khó khăn, thì một quy luật bất thành văn rằng, giá của các loại phần mềm và thiết bị viễn thông thì luôn phải giảm. Điều này đã khiến các DN bị giảm lợi nhuận đáng kể.

Nói về hiệu quả của việc xúc tiến thương mại, thâm nhập các thị trường nước ngoài, ông Long cho biết có một điều đáng buồn là trong khi các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam thì làm việc tích cực để hỗ trợ các DN nước họ tìm kiếm thị trường cạnh tranh với các DN trong nước thì hoạt động tương tự này của các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài là "hầu như không có gì".

Cũng lo ngại về sự cạnh tranh và thống trị của các DN nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm nội dung số, ông Lê Hồng Minh, Giám đốc Công ty Vinagame cho rằng, các DN Việt Nam gặp khó khăn và thua thiệt đối với việc kinh doanh những dịch vụ đòi hỏi khả năng công nghệ và khả năng vận hành chi phí đầu tư. DN Việt Nam cũng bị thiệt hơn so với DN nước ngoài trong việc bị kiểm soát nội dung. Ông Minh mong muốn được Chính phủ quan tâm hơn đến các DN nội dung số nội địa trong các chính sách quản lý như: cấp giấy phép dịch vụ và quản lý thông tin.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0