Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/04/2009
Đưa tin học vào hoạt động của cơ quan Nhà nước: Mới ở mức khởi động

 
 

Đầu tư hàng chục tỷ đồng đưa CNTT vào hoạt động của cơ quan Nhà nước, Hà Nội kỳ vọng sẽ tạo nên một cú hích nâng cao chất lượng công việc. Thế nhưng, ý muốn này đang vấp phải không ít khó khăn, trong đó đáng kể nhất lại là yếu tố con người.

 

Rất khó số hóa tài liệu

 

Thay vì phải lần mò tìm từng xấp tài liệu, nhân viên công sở chỉ cần ngồi một chỗ, nhấp chuột và "search" (tìm kiếm) là tài liệu hiện ra trước mắt. Sự khác biệt này có được nhờ ứng dụng CNTT. Nhưng nói thì dễ, thực tế, để tạo nên được sự khác biệt đó trong cơ quan nhà nước vẫn còn là cả một quá trình khó khăn.

 

Số hóa tài liệu là một khâu quan trọng để tiến tới sự khác biệt đó, nhưng ở Hà Nội tất cả mới chỉ "chập chững". Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Sở QH-KT mới đây cho biết: "Tài liệu cả cũ và mới đều là bản giấy cả. Các cơ quan gửi tài liệu cho chúng tôi cũng đều là bản giấy. Việc số hóa vì thế rất khó khăn, chỉ có 2/20 đơn vị sử dụng tốt phần mềm quản lý văn bản, thư điện tử. Đạt mức 100% chuyên viên sử dụng thư điện tử vào công việc và xử lý văn bản trên mạng chỉ có Sở TT-TT và Sở KH-ĐT. Khó khăn về số hóa các dữ liệu không chỉ khiến cơ sở dữ liệu tác nghiệp ở các đơn vị không đầy đủ, mà còn khiến việc ứng dụng CNTT vào từng lĩnh vực cụ thể như quản lý cấp giấy tờ nhà đất, hộ khẩu, hộ tịch, quản lý quy hoạch, xây dựng... cũng mới chỉ ở mức "khởi động" tại 1-2 đơn vị.

 

Việc ứng dụng CNTT vào tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cũng đang ở mức rất thấp. Như ứng dụng tại bộ phận "một cửa", mới chỉ có Sở KH-ĐT là thực hiện ở mức khá, còn lại đều chưa xử lý hồ sơ hành chính trên môi trường mạng. Số dịch vụ công được cung cấp trên các website và cổng giao tiếp điện tử còn ít, phần lớn dịch vụ công được cung cấp ở mức thông tin về thủ tục và biểu mẫu (9/20 sở). Mạng nội bộ (LAN) trong từng đơn vị và việc kết nối internet của các cơ quan hiện nay khá phổ biến (đều đạt tỷ lệ trên 90%). Nhưng mạng WAN (cho phép truyền dữ liệu trên phạm vi địa lý rộng lớn) kết nối giữa các cơ quan nhà nước từ TP với các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường thì lại chưa có. Hạn chế này khiến việc phối hợp công tác giữa các cơ quan thông qua các ứng dụng CNTT để rút ngắn thời gian, tăng cường hiệu quả vẫn chưa thực hiện được, như liên thông TTHC, họp trực tuyến...

 

Những hạn chế nói trên sẽ thay đổi đáng kể nếu những trù tính của Sở TT-TT thành hiện thực. Theo kế hoạch ứng dụng CNTT mà sở này vừa trình TP, ngay trong năm nay, lãnh đạo TP có thể giao ban trực tuyến với các quận, huyện và nhiều TTHC có thể được liên thông giữa nhiều sở, ngành qua mạng. ''một cửa'' và ''một cửa liên thông'' chính là ưu tiên được xác định trong mục tiêu của chương trình này trong hai năm 2009-2010. 

 

Nhiều máy tính chỉ... thay cho máy chữ

 

Yếu tố con người là trung tâm quyết định thành công của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Và đây là điều đáng lo ngại nhất khi triển khai chương trình này tại Hà Nội.

 

Ông Đào Xuân Dương, Phó ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP đánh giá "Năng lực cán bộ, đặc biệt là tuyến huyện để ứng dụng CNTT rất đáng lo ngại". Trong khi đó, Sở TT-TT, đơn vị khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước TP cho rằng, có sự chênh lệnh lớn về trình độ sử dụng vi tính giữa các đơn vị Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ). Một cán bộ sở này nhận xét: "Đa số máy tính trang bị ở quận, huyện mới chỉ thay cho máy đánh chữ. Nhiều cán bộ sử dụng vi tính để chơi game giỏi hơn là phục vụ công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng vì thế là một thách thức đối với chương trình ứng dụng CNTT”.

 

Theo Sở TT-TT, ở cấp sở, ban, ngành, các đơn vị mới có từ 1 đến 2 cán bộ CNTT, song năng lực còn hạn chế, thiếu ổn định, thường xuyên luân chuyển. Ở quận, huyện cũng không khá hơn, thậm chí vẫn còn 7/29 đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách lĩnh vực này. Nhiều lãnh đạo sở, ngành kêu ca là rất khó giữ chân nhân viên CNTT vì cơ chế lương hiện nay chưa hợp lý. "Cán bộ CNTT chỉ làm 1-2 năm là chạy hết ra ngoài. Thiếu người nên thực hiện ứng dụng CNTT rất vất vả" - Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Văn Sửu cho biết. Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP Đào Văn Bình lý giải: "TP Hồ Chí Minh hỗ trợ để hút cán bộ CNTT mỗi tháng 2,5 triệu đồng, Đà Nẵng 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng Hà Nội chỉ có 1 triệu đồng/tháng. Chúng ta cần phải nghiên cứu để có cơ chế phù hợp hơn".

 

Nếu các cán bộ nhà nước còn xa lạ với CNTT, các cơ quan nhà nước thiếu cán bộ chuyên trách CNTT thì dù nhiều vốn đầu tư, dù có trang bị máy tính xịn, mạng nhanh, việc ứng dụng cũng không đem lại hiệu quả thiết thực. Do đó, phải coi vấn đề đào tạo và nhân lực như là mấu chốt của vấn đề ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước để có cơ chế, chính sách và bước đi phù hợp.

Theo Hà nội mới

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0