Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/04/2009
Số hoá truyền hình để phát triển băng rộng vô tuyến

Các băng tần số giải phóng từ số hóa truyền hình sẽ sử dụng cho các hệ thống băng rộng vô tuyến, hội tụ các dịch vụ viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình.

 

Hội nghị lần 6 của APT khai mạc tại Đà Nẵng ngày 30/3 Ảnh: HC

Ngày 31/3, tại Đà Nẵng đã khai mạc hội nghị

 

Đây là diễn đàn của các nước Châu Á - Thái Bình Dương nhằm chia sẻ thông tin và thảo luận về các công nghệ và dịch vụ thông tin vô tuyến mới; thúc đẩy các giải pháp công nghệ hướng tới hội tụ số; ứng dụng các phương pháp quản lý tần số hiệu quả và hướng tới hài hoà về quy hoạch và sử dụng tần số trong khu vực.

 

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, trong bối cảnh hiện nay, việc số hóa để hướng tới hội tụ các dịch vụ cố định và di động, chia sẻ dùng chung tài nguyên tần số, hài hòa phổ tần các công nghệ IMT-2000 cho các ứng dụng băng rộng vô tuyến là rất quan trọng. Do vậy, việc sử dụng hiệu quả phổ tần và vấn đề phân chia tần số trong bối cảnh bùng nổ thông tin vô tuyến, đặc biệt vô tuyến băng rộng là chủ đề được quan tâm nhiều tại diễn đàn lần này.

 

Nhu cầu của người dùng là kết nối và sử dụng dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc. Các hệ thống di động 2G hiện nay được xem là các hệ thống băng hẹp, chiếm dụng băng thông ít do chỉ cung cấp các dịch vụ không đòi hỏi nhiều băng thông như thoại hay SMS. Tuy nhiên việc phát triển các mạng băng rộng cố định đang gặp khó khăn do vấn đề cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì thế, băng rộng vô tuyến dường như đã trở thành xu thế tất yếu.

 

Để xây dựng hệ thống băng thông rộng, một trong những yếu tố quan trọng là phải có thêm tài nguyên tần số vô tuyến điện. Theo dự báo nhu cầu về tần số của ITU, đến năm 2020, các nước khu vực châu Á có thể cần hơn 1.000 MHz cho các hệ thống di động, trong khi 7 nhà khai thác di động của VN mới chỉ sử dụng hơn 240 MHz, phần phổ tần 3G mà Bộ TT&TT sắp cấp phép cũng mới là 140 MHz. Nhiều ý kiến cho rằng, để có thêm tài nguyên tần số vô tuyến điện cho băng thông rộng vô tuyến, hầu hết các nước trong khu vực đều đẩy mạnh số hóa truyền hình.

 

Khi đó, mỗi kênh tần số có thể phát đồng thời 6 - 8 chương trình truyền hình chất lượng cao thay vì chỉ phát 1 chương trình như hiện nay. Các băng tần số giải phóng được từ số hóa truyền hình sẽ sử dụng cho các hệ thống băng rộng vô tuyến, hội tụ các dịch vụ viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình.

 

Tại VN, dự kiến hệ thống truyền hình MMDS sẽ ngừng hoạt động trước năm 2010. Các hệ thống truyền hình tương tự hiện nay sẽ được chuyển đổi sang sử dụng công nghệ số. Dự kiến việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2015 tại các khu vực thành thị và vào năm 2020 trên phạm vi cả nước.

Theo Vietnamnet

lần thứ 6 Diễn đàn vô tuyến châu Á – Thái Bình Dương của Liên minh viễn thông châu Á Thái Bình Dương (APT) do Bộ Thông tin - Truyền thông (TT&TT) VN đăng cai tổ chức với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội nghị kéo dài đến ngày 3/4.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0