Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/03/2009
Vì sao bệnh viện công chậm ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện ?

Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tổng thể bệnh viện (UDCNTT QLTTBV) đã được triển khai và vận hành hiệu quả tại nhiều bệnh viện tư  từ nhiều năm qua nhưng phần lớn các bệnh viện công hiện nay thì vẫn là mục tiêu cần vươn tới. Vì sao như vậy?

Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều bệnh viện chưa nhìn nhận đúng tính chất, quy mô của việc UDCNTT QLTTBV, nhiều nơi cho rằng đây đơn giản chỉ là xây dựng mạng LAN, mua phần mềm, cài đặt và sử dụng. Thực tế thì UDCNTT QLTTBV không hề đơn giản và đòi hỏi sự nỗ lực tối đa từ ban giám đốc, tập thể nhân viên bệnh viện và cả công ty cung cấp phần mềm. Ðây không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ thông tin điều trị, hồ sơ bệnh án... mà quan trọng hơn là cải tiến quy trình hoạt động, thông tin được chia sẻ, kết nối thông suốt và tổng hợp tập trung nhằm quản lý tốt tất cả các nguồn lực bệnh viện, nâng chất lượng và năng lực bệnh viện. Dự án cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, qua nhiều bước như: khảo sát - phân tích - tối ưu hóa quy trình quản lý, hiệu chỉnh chương trình theo đặc thù bệnh viện, kiểm lỗi, đào tạo, vận hành thử nghiệm, vận hành chính thức, nghiệm thu... với thời gian thực hiện hằng tháng, hàng quý, thậm chí hàng năm...


Với chủ trương xã hội hóa ngành y tế và tự chủ tài chính, bệnh viện có tính tự chủ cao hơn trong tổ chức hoạt động và tài chính... Tuy nhiên, việc đầu tư cho bệnh viện chưa đi cùng với đầu tư CNTT. Từ việc nhìn nhận đơn giản về UDCNTT QLTTBV nên ngân sách các bệnh viện dành cho CNTT chưa tương xứng, chủ yếu để trang bị phần cứng và một tỷ lệ nhỏ cho chi phí phần mềm. Vì vậy, bệnh viện thường chọn những phần mềm riêng lẻ hoặc những công ty nhỏ chào giá thấp thay vì chọn các phần mềm tổng thể của các công ty phần mềm chuyên nghiệp với chính sách kiểm soát chất lượng tốt, có kinh nghiệm triển khai...với giá cao hơn. Ðiều này dẫn đến hậu quả phần mềm triển khai manh mún, tính liên thông yếu ớt hoặc khi bắt tay vào thực hiện thì nhà cung cấp lại không đủ năng lực, không đủ chi phí thực hiện dẫn đến hủy hợp đồng hoặc phá sản. Ðiều này dẫn đến một hệ quả thực tế nhiều bệnh viện triển khai ứng dụng CNTT kéo dài nhiều năm nhưng chưa đến đích, trong nhiều trường hợp phải quyết định bỏ đi hệ thống cũ, tăng thêm đầu tư để chọn lại nhà cung cấp mới có năng lực, có khả năng gắn bó lâu dài.


Một nguyên nhân khác khiến các bệnh viện công chọn phương án trang bị các thiết bị nhỏ lẻ, thiếu định hướng tổng thể là do thủ tục xin chủ trương, xây dựng đề án CNTT, thẩm định, phê duyệt, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu tốn quá nhiều thời gian, có khi hằng năm mới xong được. Vì vậy, bệnh viện chọn cách mua sắm từng phần nhỏ trang bị ngay cho những nhu cầu nhỏ cấp thiết, theo kiểu tự phát. Cũng có trường hợp đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư chưa kết hợp đơn vị cung cấp phần mềm để dự trù đúng thiết bị CNTT mà phần mềm QLTTBV cần có nên khi vận hành thiếu ổn định.


Trình độ kiến thức về tin học văn phòng của cán bộ chuyên môn trong bệnh viện  hạn chế gây khó khăn, cản trở cho việc triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn. Thời gian đào tạo, vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức thường kéo dài, công ty phần mềm phải tốn rất nhiều nhân lực hỗ trợ người dùng thì hệ thống mới có thể vận hành tốt được. Ðiều này lý giải vì sao giá trị hợp đồng phần mềm QLTTBV thường khá cao.


Chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT tham gia và phục vụ cho ngành y tế chưa được quan tâm đúng mức; chưa có các chế độ đãi ngộ, lương thưởng phù hợp. Chính vì thế cán bộ IT bệnh viện công thường thiếu và trình độ chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển CNTT trong bệnh viện, làm cho công tác phối hợp triển khai, chuyển giao công nghệ từ công ty phần mềm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thời gian nghiệm thu bị kéo dài.


Tình trạng quá tải tại các bệnh viện công cũng góp thêm phần khó khăn cho việc triển khai UDCNTT QLTTBV. Cán bộ nhân viên bệnh viện vốn đã phải làm việc hết sức để phục vụ người bệnh theo quy trình cũ, nay lại phải dành thêm thời gian tham gia dự án CNTT. Trong thời gian đầu triển khai thử nghiệm CNTT, nhân viên bệnh viện vừa phải làm việc trên hai hệ thống, vừa phải vẫn bảo đảm tốt công tác khám chữa bệnh... Ðiều này tạo ra rất nhiều áp lực cho nhân viên nhưng bệnh viện chưa có chính sách phụ cấp, khuyến khích phù hợp và linh hoạt như tại các bệnh viện tư. Hậu quả là chất lượng công việc của những giai đoạn trước chưa tốt, làm cho quá trình vận hành chính thức gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều yêu cầu mới, dự án bị kéo dài.


Nhiều bệnh viện triển khai UDCNTT nhưng tinh thần chưa sẵn sàng cho sự thay đổi quy trình quản lý, mẫu biểu, báo cáo. Người dùng yêu cầu chương trình phải chỉnh sửa theo mẫu biểu, báo cáo, quy trình làm thủ công trước đây. Ðiều này vừa làm giảm đi hiệu quả, vừa làm chi phí bệnh viện phải trả cho công ty phần mềm cao hơn. Ngoài ra, do thời gian thực hiện UDCNTT QLTTBV khá dài nên dự án chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro khác như thay đổi nhân sự bệnh viện, thay đổi chính sách từ nhà nước về bảo hiểm... Những thay đổi về nhân sự này thường kéo theo nhiều thay đổi về quy trình quản lý, về quan điểm đánh giá phần mềm... hay khi chính sách bảo hiểm y tế thay đổi thì đơn vị thực hiện phần mềm phải tốn nhiều công sức để thống nhất với bệnh viện và điều chỉnh phần mềm theo yêu cầu mới.


UDCNTT QLTTBV là việc khá phức tạp, đòi hỏi sự nhìn nhận đúng mức, sự kiên trì nỗ lực cao từ nhiều phía mới có thể triển khai thành công. Ðây có thể coi như "ISO điện tử" nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, chất lượng quản lý toàn diện cho các bệnh viện công hiện nay.
Theo Nhân dân
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0