Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/03/2009
Thúc đẩy cạnh tranh dịch vụ thông tin vô tuyến

Sáng 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện. Dự thảo luật ra đời sẽ thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến.

Từ tháng 6/2008, trạm Điều khiển và Khai thác VINASAT chính thức đi vào vận hành và cung cấp các dịch vụ trên quả vệ tinh đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Hưng Hải

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, những quy định về phương thức cấp phép tần số mới như đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số sẽ giúp lựa chọn DN có năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân. Tính minh bạch trong cấp phép các băng tần quý hiếm sẽ cao hơn. Thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến điện sẽ cạnh tranh cao hơn.

Theo đó, dự thảo luật quy định 2 hình thức cấp phép mới, đó là đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (đối với những băng tần có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng đáp ứng) để từng bước thiết lập phương thức cấp phép tần số dựa theo cơ chế thị trường thay vì việc cấp phép theo cơ chế “cấp - phát”, “đến trước - cấp trước”.

Với những đối tượng được cấp phép thông qua hình thức đấu giá tần số thì được phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, từ năm 1990 trở về trước, việc sử dụng các hệ thống thông tin vô tuyến và sử dụng phổ tần số vô tuyến điện chỉ tập trung vào các hệ thống thông tin vô tuyến quân sự, phát thanh, truyền hình, một số hệ thống dùng cho thông tin hàng hải, hàng không.

Từ năm 2000, các hệ thống thông tin vô tuyến đã được ứng dụng rộng rãi: thông tin di động, truyền dẫn viba, thông tin vệ tinh, truyền hình số, truyền hình di động; các hệ thống bộ đàm dùng cho các tàu, thuyền ngư dân, sân bay, taxi, bảo vệ, xây dựng, siêu thị, nhà hàng; các thiết bị công suất thấp dùng cho điều khiển mô hình, thiết bị nhận dạng vô tuyến, thiết bị y tế, điện thoại kéo dài, thiết bị đo và điều khiển từ xa, thiết bị giám sát, cảnh báo, thiết bị an ninh...

Số lượng các đài phát thanh, truyền hình được cấp phép sử dụng tần số đến quý 1 năm 2008 là hơn 2200 đài, gấp 3 lần so với năm 2000. Dải tần số vô tuyến điện dành cho phát thanh, truyền hình đã trở nên chật chội. Nhiều khu vực không có khả năng ấn định và cấp phát thêm tần số.

Đối tượng sử dụng thiết bị vô tuyến điện không chỉ chỉ giới hạn trong một số tổ chức, DN nhà nước mà mở rộng sang các tổ chức, DN, cá nhân thuộc đủ thành phần kinh tế.

Vì vậy, sự ra đời của bộ luật này nhằm tạo môi trường pháp lý công khai, minh bạch, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động sử dụng tần số vô tuyến điện. Dự thảo gồm 8 chương, 48 điều, sẽ tiếp tục được hoàn thiện.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0