Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/03/2009
Việt Nam sẽ là điểm sáng gia công phần mềm

Gia công phần mềm Việt Nam sẽ cất cánh nếu nhìn nhận đúng về thế mạnh cạnh tranh của mình, cải thiện những điểm yếu cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Bà Bùi Thị Hồng Liên, Tổng Giám đốc Công ty phần mềm FPT (FSoft) trao đổi với ICTnews nhân sự kiện đạt giải Doanh nghiệp phần mềm xuất sắc nhất của Giải thưởng CNTT-TT Việt Nam 2008.

Là doanh nghiệp đã dành nhiều giải thưởng trong lĩnh vực CNTT, xin bà cho biết việc đạt được Giải thưởng doanh nghiệp phần mềm xuất sắc nhất do Bộ TT&TT trao tặng có ý nghĩa thế nào với Fsoft?

Bất kỳ doanh nghiệp nào đều mong muốn được tham gia các giải thưởng trong lĩnh vực của mình và tất nhiên khi đoạt gải đều rất vinh dự. Lần này, Fsoft nhận được giải thưởng doanh nghiệp phần mềm xuất sắc nhất do Bộ TT&TT trao tặng, đây là một vinh dự và cũng là sự ghi nhận của nhà nước, của xã hội cho những cố gắng và thành công của tập thể nhân viên và lãnh đạo công ty trong năm vừa qua.

Được biết đây là giải thưởng chính thức cấp quốc gia lần đầu tiên được tổ chức nên việc nhận giải thưởng này càng có ý nghĩa hơn nữa. Mong rằng chính phủ và Bộ TT&TT tiếp tục dành sự quan tâm tới ngành xuất khẩu phần mềm, đưa ra những chính sách khuyến khích hỗ trợ để ngành ngày càng phát triển.

Bà đánh giá thế nào về những thách thức và cơ hội với Fsoft trong thị trường gia công phần mềm hiện nay?

Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực gia công phần mềm sẽ ngày càng khốc liệt, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với nhau và giữa các quốc gia với nhau. Mọi khoảng cách về địa lý bị xóa nhòa, vì thế chất lượng, an toàn thông tin và giá thành là những yếu tố hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm gia công phần mềm. Fsoft cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam nói chung có các thế mạnh như: giá nhân công cạnh tranh, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, cần cù, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu công nghệ, quy trình, cách làm việc của các đối tác.

Một phần trong sức mạnh cạnh tranh của Fsoft đến từ lợi thế của Việt Nam.

Việt Nam, với Fsoft  là công ty xuất khẩu phần mềm lớn nhất đã được biết đến là địa điểm outsourcing tốt: Đã được xếp hạng trong các bảng xếp hạng tên tuổi như Gartner, trong Báo cáo năm 2008 của Global Servies, thành phố Hồ Chí Minh đã được xếp hạng thứ 4/50 các thành phố mới nổi có tiềm năng làm gia công phần mềm  nhất trên thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2007. Hà Nội đứng thứ 11/50, tăng 1 bậc so với 2007. Điều đó phản ánh vị thế ngày càng đi lên của Việt Nam nói chung và Fsoft nói riêng Chính trị Việt Nam hiện khá ổn định và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, điều đó đảm bảo cho hiệu quả đầu tư lâu dài của khách hàng và sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.

Phần còn lại có được do nỗ lực của chính Fsoft.

Fsoft, do có kinh nghiệm tương đối nhiều năm xuất khẩu phần mềm, công ty có lợi thế  nhờ  đã thâm nhập được  vào các thị trường lớn như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và có được nhiều đối tác chiến lược lớn.

Công ty cũng sở hữu các chứng chỉ: chất lượng, quy trình công nghệ, quản lý, bảo mật thông tin… cấp quốc tế cao nhất như CMMi 5, BS7799-2(ISO 27001, ISO 9001:2000.

Và hơn cả là Fsoft đã xây dựng được đội ngũ lập trình viên đông đảo có năng lực kỹ thuật tốt và khả năng sử dụng ngoại ngữ Anh, Nhật, Pháp tốt, khá, đủ tầm cỡ để làm việc với các tên tuổi lớn trên thế giới, với các dự án quy mô lớn.

Tuy nhiên, Fsoft cũng như hầu hết các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khác vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Về lâu về dài, lợi thế giá rẻ sẽ không còn là yếu tố quan trọng để chọn lựa đối tác gia công phần mềm, chưa kể chi phí nhân công trong nước đang ngày càng cao hơn, lúc đó vấn đề chất lượng, năng suất lao động cần được cải thiện. Các vấn đề bảo mật, bản quyền phần mềm cũng vẫn còn là những  điểm còn yếu của Việt Nam. Các lập trình viên của ta mới chỉ làm được những công việc bước đầu như lập trình, kiểm thử… mà chưa hoặc rất ít làm những việc cao cấp như thiết kế hay nghiên cứu phát triển. Điều này dẫn đến năng suất lao động của ngành thấp.

Trình độ ngoại ngữ của các lập trình viên cũng là một điểm yếu cần cải thiện. Nguồn nhân lực được cung cấp từ hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề về CNTT chưa đáp ứng được  nhu cầu của doanh nghiệp về lượng cũng như về chất. Ngoài ra hạ tầng viễn thông, Internet của Việt Nam vẫn bị đánh giá là thiếu ổn định và không được bảo vệ tốt.

Tuy nhiên, tiềm năng phát triển CNTT và gia công phần mềm ở Việt Nam vẫn được đánh giá tốt và cơ hội cho Fsoft cũng như các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là hết sức rộng mở. Quan trọng là biết nhìn nhận đúng về thế mạnh cạnh tranh của mình, cải thiện những điểm yếu cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ chính phủ, tin rằng ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và trở thành một điểm sáng của thế giới.

Xin bà cho biết mục tiêu của Fsoft trong trong năm nay?

Do bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm nay sẽ tiếp tục là một năm thực sự khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành CNTT nói riêng. Riêng lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, sự sụt giảm doanh số của các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu sẽ tác động không nhỏ tới quá trình chuyển công việc của họ ra nước ngoài, ảnh hưởng tiêu cực tới FPT Sofware là không tránh khỏi. Vì vậy công ty quyết định đề ra những chính sách “phòng thủ tích cực” nhằm bảo vệ các tài sản quý giá nhất của công ty là khách hàng, đội ngũ nhân viên, và tiếp tục nâng cao năng lực kĩ thuật và quy trình chất lượng. Đó là mục tiêu quan trọng nhất của FPT Sofware trong năm nay. Công ty đã đề ra các biện pháp đối phó với khủng hoảng như: thành lập ban chống khủng hoảng, kiểm soát chặt chi phí, tìm kiếm các cơ hội  mới, thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với khách hàng để giữ khách hàng, nâng cao chất lượng và giảm giá thành ,  tăng cường cho nghiên cứu các hướng công nghệ mới, đón đầu xu hướng thị trường và công nghệ khi giai đoạn  khủng hoảng kết thúc.

Những biện pháp trên đã phát huy tác dụng và thực tế Fsoft đã bước qua hai tháng đầu năm một cách khá suôn sẻ (đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng trưởng 20% so với cùng kì năm ngoái).

Xin cảm ơn bà!

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0