Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/02/2009
Sức cạnh tranh IT Việt Nam giậm chân tại chỗ

Trong bảng Chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu 2008, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí 61/66 so với năm trước với đa số tiêu chí tụt hạng.

Hôm nay, ngày 24/2, tại Hà Nội, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) đã công bố bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin toàn cầu Global Index of IT Competitiveness 2008 do Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) thực hiện. Đây là lần thứ 2 bảng xếp hạng này được công bố và vị trí của Việt Nam vẫn là 61 trong tổng số 66 quốc gia được nghiên cứu với 4 nhóm tiêu chí giảm, 1 tăng và 1 giữ nguyên như cũ.

“Bảng danh sách năm nay cho thấy những thay đổi cơ bản trong bảng xếp hạng được quyết định bởi 3 lĩnh vực chính: Môi trường nghiên cứu & phát triển, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng IT”, ông Jeffrey Hardee, Phó chủ tịch BSA kiêm Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của BSA nói.

Nếu xét theo 3 tiêu chí này, Môi trường nghiên cứu và phát triển IT của Việt Nam đã có bước thụt lùi đáng lo ngại. Nếu năm 2007, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 52/66 quốc gia sang năm 2008, Việt Nam đã tụt 9 bậc, xuống vị trí thứ 61/66.

Theo nghiên cứu, xét về tiêu chí số lượng các bằng sáng chế, năm 2007, Việt Nam có tỷ lệ 0,1/100 dân nhưng sang năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn zero/100 dân; xét theo mức độ chi tiêu của khối doanh nghiệp tư nhân cho nghiên cứu và phát triển IT, năm 2007 tỷ lệ là 1,2/100 dân và năm 2008 cũng xuống còn 0 USD/100 dân.

Tổng mức chi tiêu của Chính phủ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong năm 2008 cũng đi xuống trong khi hầu hết các quốc gia khác lại có mức tăng đáng kể.

Theo nghiên cứu của EIU, cơ sở hạ tầng IT của Việt Nam trong năm 2008 đã có những cải thiện đáng kể. Ví dụ, tỷ lệ số lượng máy tính/100 người dân (bao gồm cả máy để bàn và máy xách tay) của Việt Nam trong năm 2007 chỉ là 0,6 nhưng sang năm 2008 là 1,4. Song nếu so sánh với các quốc gia khác, sự cải thiện này là không đáng kể và điều đó đã khiến Việt Nam tụt 1 bậc (từ 60 xuống 61) trong danh sách của năm 2008.

Các chuyên gia của BSA cũng tỏ ra khá lạc quan về thực trạng cơ sở hạ tầng cho IT của Việt Nam trong những năm tiếp theo bởi lẽ các yếu tố quan trọng như số lượng thuê bao băng thông rộng vẫn đang tiếp tục gia tăng cùng với đó là xu hướng phát triển của kết nối băng thông rộng di động và điểm kết nối băng thông rộng của Việt Nam đã đạt 0,8 trong khi những cường quốc như Ấn Độ chỉ đạt 0,6.

Nguồn nhân lực IT là yếu tố duy nhất Việt Nam có sự gia tăng về thứ bậc trong năm 2008 (từ 61 lên 58). Việt Nam được xếp thứ 6 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số lượng sinh viên đang theo học các ngành kỹ thuật và công nghệ, đứng thứ 5 trong khu vực về số lượng người làm việc trong lĩnh vực IT. Tuy nhiên, BSA cũng chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang gặp vấn đề khi các chương trình giảng dạy của các trường đại học hầu hết là lạc hậu và thất bại trong việc dạy các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập dự án và phát triển dự án… cho sinh viên.

Theo bảng xếp hạng, không có gương mặt mới nào xuất hiện trong top 20 nền kinh tế đứng đầu về chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu, tuy nhiên có 9 quốc gia được thăng hạng và 11 quốc gia tụt hạng. Điểm đáng lưu ý là khu vực châu Á - Thái Bình Dương có đến 5 “gương mặt” lọt vào top 20 như Australia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản hay Đài Loan.

Cơ quan Tình báo Kinh tế là một đơn vị thông tin kinh tế của Tập đoàn The Economist, Nhà xuất bản tạp chí The Economist (Anh). Năm nay, Global Index of IT Competitiveness 2008 được BSA với thành viên gồm trên 30 công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin như Adobe, HP, IBM, Dell, Microsoft… ủy nhiệm thực hiện

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0