Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/02/2009
'Đào tạo đúng hướng mới giúp VN cạnh tranh tốt trong CNTT'

Ông Jeffrey Hardee trình bày bản báo cáo. Ảnh: V.T.

Đứng thứ 61/66 quốc gia trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh CNTT toàn cầu, VN được đánh giá có tiềm năng về nguồn vốn nhân lực với lượng sinh viên ngành khoa học đứng thứ 5 khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng chỉ 1/10 người nộp đơn xin việc được tuyển dụng.

Xếp hạng năm 2008 do Liên minh Doanh nghiệp phần mềm BSA và cơ quan tình báo kinh tế EIU thực hiện với số liệu từ Ngân hàng Thế giới, WIPO, UNESCO... cho thấy chỉ số về vốn nhân lực của Việt Nam đã tăng lên hạng 56 (năm 2007 là 61).

"Các bạn có lợi thế lớn là hơn 90% dân số biết chữ, tỷ lệ người trong độ tuổi đi học cao nhưng hiệu quả học tập chưa tốt", ông Jeffrey Hardee, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của BSA, nhận xét. "Sinh viên còn chưa được trang bị kỹ năng mềm như tương tác với nhóm làm việc, gặp gỡ khách hàng tiềm năng, quản lý và thuyết trình dự án... Nếu ngành giáo dục chữa được 'bệnh' này thì triển vọng cạnh tranh CNTT của Việt Nam sẽ rất sáng sủa".

Yếu tố quan trọng mà BSA dựa vào để xếp hạng là lượng bằng sáng chế CNTT được công dân đăng ký mỗi năm (chiếm 65% số điểm của tiêu chí Môi trường nghiên cứu và phát triển) nhưng con số này của Việt Nam gần như bằng 0. Sự sáng tạo được các tổ chức này đánh giá cao bởi nó kích thích sự biến chuyển trong ứng dụng công nghệ và tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn với những thị trường khác.

Tuy nhiên, việc thực thi luật Sở hữu trí tuệ chưa tốt (tỷ lệ vi phạm bản quyền là 85%) đã không kích thích được người giỏi đầu tư nghiên cứu, phát minh để thu về khoản lợi nhuận từ việc cấp phép sử dụng sản phẩm của họ. "Nhiều doanh nghiệp phàn nàn phần mềm đắt, tốn chi phí đầu tư nên họ chỉ dùng các đĩa lậu. Họ dùng lậu phần mềm đắt đỏ như hệ điều hành và rồi thói quen này làm họ dùng lậu cả các ứng dụng rất rẻ khác nữa", ông Hardee phân tích. "Họ không nghĩ rằng những công ty phần mềm nước ngoài đó vào Việt Nam sẽ mang lại công việc cho chính người dân sở tại và việc dùng 'hàng chùa' sẽ làm chán nản óc sáng tạo của người Việt Nam".

Bộ tiêu chí xếp hạng cạnh tranh này bao gồm 6 hạng mục với 25 chỉ số nhỏ chấm theo thang điểm 100 (xem tại đây), nhấn mạnh đến vấn đề nghiên cứu và phát triển (25% số điểm), tiếp đến là cơ sở hạ tầng CNTT (20%), nguồn vốn nhân lực (20%), hỗ trợ phát triển ngành CNTT (15%) và môi trường kinh doanh (10%). Mỹ vẫn là nước dẫn đầu với số điểm 74,6; 4 quốc gia trong Top 10 đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, Singapore.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0