Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/02/2009
Giải bài toán nguồn mở

Tại Việt Nam, phần mềm nguồn mở từng được xem là một "lối thoát hiểm" trong vấn đề bản quyền. Nhưng đến nay, chương trình ứng dụng PMNM vẫn chưa thu được kết quả như ý muốn.

"90% người dùng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office tại Việt Nam chỉ khai thác 10% tính năng của sản phẩm này, trong khi mỗi giấy phép sử dụng phần mềm này Microsoft bán hàng vài trăm đô la /bản. Đây thực sự là một sự lãng phí lớn", một chuyên gia của Tập đoàn IBM đã khẳng định trong cuộc họp báo diễn ra tại Hà Nội, ngày 24/2/2009. Theo các chuyên gia của IBM, phần mềm văn phòng Lotus Symphony của tập đoàn này có các tính năng tương tự như bộ phần mềm văn phòng MS Office của Microsoft, nhưng sử dụng phần mềm mã nguồn mở (PMNM), được IBM cung cấp hoàn toàn miễn phí trên Internet và người dùng chỉ việc tải phần mềm về sử dụng.

IBM cho hay kể từ khi phần mềm này được cung cấp miễn phí cho cộng đồng người sử dụng toàn thế giới vào tháng 9/2007, đã có hơn 4 triệu người tải PMNM này về sử dụng.

Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại và nhấn mạnh rằng, PMNM và sử dụng tự do không có nghĩa là phần mềm miễn phí. Bởi có một thực tế là bất cứ cái gì "miễn phí" cũng sẽ không có chất lượng cao và độ ổn định lâu dài. Với Lotus Symphony cũng vậy, IBM miễn phí cho cộng đồng người dùng toàn cầu, nhưng doanh nghiệp này lại bán các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho những người sử dụng phần mềm Lotus Symphony. Nhưng chắc chắn là, xét về tổng chi phí sở hữu, việc chi tiêu cho PMNM sẽ rẻ hơn nhiều so với phần mềm thương mại. Các chuyên gia IBM cũng cho biết, đã có những tổ chức, doanh nghiệp quy mô rất lớn đã cài đặt và sử dụng phần mềm Lotus Symphony, nhưng họ không cần mua các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của IBM. Điều đó cho thấy phần mềm Symphony khá ổn định và dễ sử dụng, hoặc những tổ chức đó có đội ngũ chuyên gia CNTT lành nghề hỗ trợ.

Tại Việt Nam, PMNM từng được xem là một "lối thoát hiểm" cho chúng ta trong vấn đề bản quyền khi hội nhập toàn cầu. Chính phủ có hẳn một đề án phát triển PMNM trong 4 năm và đã kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả mà chúng ta thu được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng. Chính phủ đã ký một hợp đồng mua bộ phần mềm văn phòng MS Office nhiều triệu đô la trang bị cho hệ thống các cơ quan Nhà nước, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã bỏ hàng triệu đô la ra mua phần mềm của Microsoft, song các vụ thanh kiểm tra và xử phạt bản quyền phần mềm vẫn liên tục diễn ra... Năm 2007-2008 được đánh giá là những năm "bội thu" của người khổng lồ phần mềm Microsoft tại Việt Nam, trong khi áp lực bản quyền đối với chúng ta vẫn chẳng giảm đi được bao nhiêu.

Ngày 30/12/2008, Bộ trưởng Bộ TT &TT đã ban hành Quyết định 07/2008/CT-BTTTT về việc dùng PMNM trong khu vực Nhà nước, nhằm góp phần hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Đây là một quyết định rất ý nghĩa, nhưng để việc sử dụng PMNM thực sự đi vào cuộc sống, Chính phủ cần phải huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia. Trước hết là sự chủ động và tích cực của Chính phủ trong việc hợp tác với các công ty cung cấp PMNM như IBM, Sun Microsystems... Rất nên tổ chức hoặc chỉ định một đơn vị làm đầu mối cung cấp miễn phí các PMNM này, làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tiếp cận với PMNM. Song song với đó là việc xây dựng một mạng lưới rộng khắp các doanh nghiệp công nghệ làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng PMNM mà Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ nguồn tài chính. Những tổ chức, doanh nghiệp sử dụng PMNM và phát triển các PMNM phục vụ cộng đồng cần được tạo điều kiện ưu đãi tối đa. Hàng loạt các cơ quan thông tin đại chúng cũng cần phải tích cực vào cuộc để tuyên truyền và phổ biến những lợi ích cũng như kiến thức về PMNM cho cộng đồng.

Làm được như vậy, không những chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí khi "dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu", mà còn góp phần quan trọng gây dựng ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam lớn mạnh và giải quyết được bài toán bản quyền một cách hiệu quả nhất.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0