Thứ bảy, 27/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/01/2009
Ngày 1/1/2009: Thu hẹp ưu đãi thuế ngành phần mềm

Dịch vụ phần mềm (DVPM) sẽ không còn được hưởng ưu đãi từ ngày 1/1/2009 theo quy định mới về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) trong hoạt động công nghiệp PM tại luật Thuế Thu Nhập DN sửa đổi số 14/2008 QH12 ngày 3/6/2008, có hiệu lực từ 1/1/2009.

Không còn ưu đãi DVPM

Ông Đỗ Đăng Tăng, phó phòng Hỗ Trợ và Tuyên Truyền, cục Thuế TP.HCM cho biết về những thay đổi trong ưu đãi thuế thu nhập DN đối với DN PM: Từ năm 2006, theo nghị dịnh 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 có hiệu lực từ ngày 26/10/2006, tất cả hoạt động của các công ty PM (bao gồm làm PM và DV) đều được hưởng ưu đãi. Ưu đãi đó là miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập và 10% trong 15 năm đầu kể từ khi hoạt động. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/1/2009, khi luật Thuế Thu Nhập DN sửa đổi số 14/2008 QH12 có hiệu lực, thì “DVPM” trong hoạt động của DN PM sẽ không được ưu đãi nữa và phải chịu thuế thu nhập DN như các ngành khác là 25% (năm 2008 trở về trước là 28% và 32%). Chỉ có hoạt động tạo ra “sản phẩm PM” là còn được hưởng ưu đãi thuế như cũ.

 
“Các DN không được ưu đãi nữa chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng các DN cần cố gắng vượt qua vì Việt Nam buộc phải thu hẹp ưu đãi cho DN là để phù hợp với lộ trình gia nhập WTO”,
  Ông Đỗ Đăng Tăng, phó phòng Hỗ Trợ và Tuyên Truyền, cục Thuế TP.HCM.

Theo nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật CNTT, hoạt động công nghiệp PM là thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và DV PM, gồm sản xuất PM đóng gói; sản xuất PM theo đơn đặt hàng; sản xuất PM nhúng; gia công PM và cung cấp, thực hiện các DV PM. Nói chung lại, công nghiệp PM bao gồm 2 loại hoạt động: tạo ra “sản phẩm PM” và “DVPM”, trong đó:

a. Sản phẩm PM gồm: PM hệ thống; PM ứng dụng; PM tiện ích; PM công cụ và các PM khác.

b. DVPM gồm: quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của PM và hệ thống thông tin; Tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng PM; Tư vấn xây dựng, xây dựng dự án PM; Định giá PM; Chuyển giao công nghệ PM; Tích hợp hệ thống; Bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm PM, hệ thống thông tin; Phân phối, cung ứng sản phẩm PM; Các DVPM khác.

Hiện nay, quy định về hoạt động PM vẫn được áp dụng theo NĐ 71. Nếu chiếu theo luật thuế sửa đổi, có thể thấy phần b kể trên từ trước đến nay vẫn được ưu đãi thì từ 1/1/2009 sẽ không được ưu đãi nữa.

Vì sao phải thu hẹp?

DN làm thủ tục tại cục Thuế TP.HCM.

Theo ông Tăng, chính sách ưu đãi là sự hỗ trợ của Nhà Nước đối với các DN. Tuy nhiên, chúng ta gia nhập WTO thì phải theo đúng quy định chung của thế giới. “Nếu không chịu thay đổi là chúng ta vi phạm”, ông Tăng cho biết. Sự thu hẹp ưu đãi thuế với ngành công nghiệp PM là để phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Việc giảm ưu đãi thuế không chỉ riêng đối với lĩnh vực công nghiệp PM mà đối với tất các hoạt động, ngành nghề khác.

Ưu đãi chỉ còn được áp dụng với các dự án đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất đặc biệt được Nhà Nước khuyến khích. Ví dụ: lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư hạ tầng quan trọng, sản xuất phần mềm, các dự án đầu tư vào các khu kinh tế...

Ngoài ra, một thông tin khác về thuế liên quan đến DN (trong đó có DN PM), theo Ông Vũ Thành Bang, trưởng phòng Nghiệp Vụ, cục Hải Quan TP.Hồ Chí Minh là trong năm 2009 sẽ có khoảng trên 2.000 mặt hàng có thay đổi về thuế suất xuất nhập khẩu.

DN PM sẽ khai thuế phức tạp hơn

 
“Phát triển PM rất cần đẩy mạnh DV. Nay, khi DVPM không còn được ưu đãi thuế thì để thuận lợi cho DN hoạt động và làm cơ sở thực hiện, Nhà Nước cần làm rõ “thuế sản phẩm PM” và “thuế DVPM”
  được tách bạch ra sao khi hai hoạt động này thường gắn với nhau”,ông Nguyễn Sơn Trường, tổng giám đốc công ty Pythis.

Để ghi nhận ý kiến của DN về những ảnh hưởng của việc thay đổi ưu đãi thuế, tạp chí TGVT đã trao đổi với ông Nguyễn Sơn Trường, tổng giám đốc công ty Pythis, đơn vị có hoạt động đa dạng ngành PM gồm: triển khai PM nước ngoài, sản xuất PM trong nước, thực hiện DVPM... Ông Trường cho rằng, thay đổi ưu đãi thuế thu nhập DNPM sẽ phức tạp hóa hoạt động của DN, đặt biệt là hoạt động kế toán.

Ông Trường cho biết: Ứng dụng PM không đơn thuần là mua sản phẩm mà phải tích hợp nhiều hoạt động để có một sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ, để ứng dụng PM ERP (hoạch định nguồn lực DN), không phải chỉ mua PM về “cắm là chạy” mà phải tổng hòa nhiều công đoạn như: chuẩn bị (một phần của dự án CNTT); phân tích (mổ xẻ các bài toán quản lý để đưa ra giải pháp phù hợp); chuyển giao (đào tạo, chuyển đổi các dữ liệu vào hệ thống...); và hỗ trợ khi đưa hệ thống vào vận hành. DN PM sẽ thực hiện các hoạt động này cho DN ứng dụng để có nguồn thu. Nguồn thu của DN PM gồm hai loại hoạt động: bán bản quyền PM và triển khai cho DN ứng dụng. Có điều, “hai loại hoạt động này thường được “trộn” với nhau vì khi triển khai PM, việc điều chỉnh PM là không thể tránh khỏi. Nay theo quy định mới, DN sẽ phải bóc tách 2 hoạt động này như thế nào?! Công tác báo cáo thuế hàng quý do đó sẽ trở nên phức tạp. Đây sẽ là khó khăn cho DN PM mà cơ quan thuế cần có hướng dẫn cụ thể cho riêng ngành PM”, ông Trường nhận định.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0