Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/01/2009
Cần có chuyên ngành “ứng dụng CNTT”

Chuyên ngành “Ứng dụng CNTT” rất thích hợp cho việc đào tạo nhân lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở nước ta, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có chuyên ngành này!

Các chuyên ngành CNTT

Mỗi chuyên ngành CNTT đều cung cấp cho sinh viên những kiến thức - kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của một loại hình hoạt động nào đó trong xã hội. Các loại hình hoạt động khác nhau có thể đòi hỏi những kiến thức - kỹ năng về CNTT giống nhau. Vì thế, sẽ có nhiều vùng kiến thức - kỹ năng giao nhau trong các chuyên ngành CNTT. Để hình dung sự giao nhau này, ta có thể quan sát các đồ thị của ACM về những yếu tố phần cứng – phần mềm (PC-PM), lý thuyết - ứng dụng trong mỗi chuyên ngành.

Liên quan đến PC-PM có một số lớp: lớp 1 - PC máy tính và kiến trúc (Computer Hardware and Architecture), lớp 2 - Hạ tầng hệ thống (Systems Infrastructure), lớp 3 - Phương pháp và công nghệ PM (Sofware Methods and Technologies), lớp 4 - Công nghệ ứng dụng (Application Technologies), lớp 5 - Các vấn đề về tổ chức và hệ thống thông tin (Organizational Issues and Information Systems).

Trên một đồ thị 2 chiều, một chiều là PC-PM, một chiều là lý thuyết - ứng dụng, chúng ta thấy những kiến thức - kỹ năng của từng chuyên ngành phân bố như thế nào trên 5 lớp cứng - mềm và tương quan lý thuyết - ứng dụng của chuyên ngành đó. Ở đây không có sự phân tích mang tính định lượng cao mà chỉ là những mô tả định tính. Nhưng chỉ như thế cũng rất có ý nghĩa khi thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo cho một chuyên ngành CNTT nào đó.

1. Chuyên ngành kỹ nghệ máy tính - CE

Đồ thị cho thấy: Lớp 1 được che phủ toàn bộ, các lớp 2,3,4, độ che phủ giảm dần, lớp 5 không được che phủ tí nào. Điều đó có nghĩa là kiến thức - kỹ năng chuyên ngành kỹ nghệ máy tính thuộc về PC máy tính và kiến trúc là chủ yếu, tiếp đến là hạ tầng hệ thống, rồi đến phương pháp, công nghệ PM và một ít thuộc công nghệ ứng dụng. Không có kiến thức - kỹ năng thuộc tổ chức và hệ thống thông tin (HTTT). Tương quan giữa lý thuyết - thực hành rất cân đối.

Chuyên ngành CE khá quen thuộc đối với những trường đã có bề dày đào tạo kỹ sư máy tính ở nước ta như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa – ĐHQG TPHCM.

2. Chuyên ngành khoa học máy tính - CS

Trên đồ thị này, lớp 3 được che phủ nhiều hơn cả, tiếp đến là lớp 2, lớp 4. Lớp 5 và lớp 1 cũng được che phủ nhưng rất ít. Chuyên ngành này lý thuyết chiếm phần lớn. Phần ứng dụng tuy có, nhưng chiếm một tỷ trọng nhỏ. Có thể thấy khá rõ mô hình đào tạo chuyên ngành này trong các trường như: ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội, ĐHKHTN – ĐHQG TP.HCM.

3. Chuyên ngành hệ thống thông tin - IS

Lớp 5 được che phủ hầu như toàn bộ. Tiếp đến là lớp 4, ít hơn là lớp 3, ít hơn cả là lớp 2. Lớp 1 hoàn toàn không được che phủ. Về tương quan lý thuyết - ứng dụng thì nặng về ứng dụng. Nhiều lý thuyết hơn cả là những kiến thức - kỹ năng liên quan đến lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

Còn lớp 4 hầu như không có lý thuyết. Ở nước ta khá nhiều trường có đào tạo chuyên ngành này và cũng đã có một số sách giáo khoa cho môn học phân tích thiết kế HTTT. Tuy nhiên, ngoài môn học này, chuyên ngành cần có môn học nào khác, tương quan giữa lý thuyết - thực hành trong từng môn học đang là câu hỏi chưa được giải đáp trọn vẹn.

Trong thông báo tuyển sinh năm 2008 có nhiều chuyên ngành có tên gọi gần với chuyên ngành này như HTTT kinh tế, HTTT quản lý, HTTT quản trị... nhưng hầu như chưa có trường nào mô tả tương đối chi tiết để thí sinh có thể hình dung được.

Ở nước ta chưa có trường nào đào tạo chuyên ngành ứng dụng CNTT, mà chỉ có những học phần ứng dụng CNTT cho một lĩnh vực cụ thể nào đó. Có một số trường có chuyên ngành hệ thống thông tin (HTTT) kinh tế, là một chuyên ngành ứng dụng CNTT, nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực kinh tế, chưa phải là chuyên ngành ứng dụng CNTT chung.

4. Chuyên ngành kỹ nghệ PM - SE

Đặc trưng chính của chuyên ngành ứng dụng CNTT là không đi sâu vào những công nghệ cụ thể về PC cũng như PM. Ngành này cung cấp những kiến thức - kỹ năng nhằm giúp người học có khả năng phân tích những hệ thống liên quan đến các loại mạng, web hệ thống, những vấn đề về an toàn bảo mật thông tin, tích hợp hệ thống, giao tiếp người - máy…; khả năng đề xuất hướng phát triển; khả năng tiếp cận những hoạt động khác nhau trong xã hội để đưa ra hướng ứng dụng CNTT; khả năng sử dụng kỹ thuật, công cụ CNTT cần thiết; khả năng thực hiện và xây dựng kế hoạch cho dự án CNTT; đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về nghề nghiệp CNTT. Để đào tạo những chức danh như CIO chẳng hạn, rõ ràng chuyên ngành này có khả năng đáp ứng cao hơn cả.

Chuyên ngành ứng dụng CNTT cũng đặt ra những vấn đề nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu không phải là những vấn đề kỹ thuật, công nghệ cụ thể mà là những vấn đề tổng hợp, liên quan đến các chuyên ngành khác của CNTT. Trên cơ sở các đặc trưng đó, kiến thức - kỹ năng của chuyên ngành ứng dụng CNTT được ACM minh họa như sau: Cơ sở CNTT, giao tiếp người – máy, an toàn và bảo mật thông tin, quản lý thông tin, lập trình và công nghệ tích hợp, toán và thống kê cho CNTT, mạng, cơ sở lập trình, công nghệ nền, quản lý và bảo trì hệ thống, tích hợp và kiến trúc hệ thống, xã hội và nghề nghiệp CNTT, hệ thống và công nghệ web.

Chúng ta có thể tham khảo đề xuất của ACM để xây dựng chuyên ngành ứng dụng CNTT.

Theo Pcworld

Lớp 3 được che phủ lớn hơn cả. Lớp 2 và lớp 4 được che phủ nhiều. Lớp 5 được che phủ ít. Lớp 1 không được che phủ. Lý thuyết - ứng dụng phân bố đều cho tất cả kiến thức - kỹ năng. Chuyên ngành này được nhắc đến nhiều ở nước ta trong những năm qua, nhưng đào tạo lại đang nặng về nghề hơn là đại học. Ở bậc ĐH chưa rõ cần phải có một chương trình đào tạo như thế nào!?

Về chuyên ngành ứng dụng CNTT - IT

Đối với các nước phát triển, đây cũng là một chuyên ngành sinh sau đẻ muộn, đang trong quá trình hoàn thiện về cấu trúc nội dung, nên có nhiều ý kiến trao đổi trong thời gian gần đây. Đầu năm 2008, ACM và IEEE công bố một tài liệu về các chuyên ngành CNTT trong đó có chuyên ngành ứng dụng CNTT (IT). Đây là một chuyên ngành rất thích hợp cho việc đào tạo nhân lực CNTT phục vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở nước ta. Tất nhiên những chuyên ngành khác của CNTT đều có thể sử dụng cho việc ứng dụng CNTT và việc ứng dụng luôn cần đến kiến thức - kỹ năng của chúng, nhưng nếu có một chuyên ngành đào tạo chuyên cho mục tiêu ứng dụng CNTT thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Đồ thị chuyên ngành này cho thấy: Lớp 4 được che phủ nhiều hơn cả, rồi đến lớp 5, lớp 3. Lớp 2 được che phủ ít hơn. Lớp 1 không được che phủ. Tương quan lý thuyết - thực hành nghiêng mạnh về phía thực hành. Có một ít lý thuyết ở lớp 4 và có thể ở lớp 3, lớp 5.

Nguyễn Lãm
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0