Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/12/2008
Người khuyết tật tiên phong trong CNTT Đà Nẵng

Ông Hoàng Quang Tuyến, Giám đốc Trung tâm CNTT - UBND TP.Đà Nẵng, một người khuyết tật nhưng lại là người đầu tiên sử dụng máy tính trong cơ quan hành chính.

Với 30 năm trong nghề CNTT ông đã có nhận định sâu sắc về tình hình phát triển CNTT tại Đà Nẵng.

Ông đến với máy tính trong trường hợp nào?

Niềm ước ao thời trẻ của tôi là được làm thầy giáo. Khi tốt nghiệp khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), tôi xin dạy học ở nhiều trường ở Hà Nội, nhưng chẳng có ai nhận cả. Người ta không nhận tôi không phải vì không có khả năng, mà vì "đôi chân không thể đứng thì đứng trên bục giảng làm sao được". Kể cả trường đại học Đà Nẵng, nơi quê hương gốc của cha tôi thương tình nhận, nhưng cũng chỉ cho làm "thủ thư'. Tôi buồn bã, mặc cảm với thân phận, nhưng cũng chính lúc ấy tôi có duyên với CNTT ngay từ khi "hầu hết người dân chưa biết vi tính là cái gì". Năm 1979, tôi được nhận vào làm việc tại ngành thống kê ở Đà Nẵng - đơn vị hành chính đầu tiên tại Đà Nẵng được nhà nước đầu tư cho một "cái máy tính" to như gian nhà. Thế mà ngay năm 1979, tôi đã được đã được Tổng cục Thống kê tằng bằng khen với thành tích "Viết phần mềm xử lý thống kê dân số nhanh nhất bấy giờ".

Nhiều người Đà Nẵng gọi ông là người thầy đầu tiên dạy vi tính cho cán bộ, nhân viên cơ quan hành chính, ông có thể cho biết những đóng góp của ông về CNTT cho thành phố?

Thực ra nó cũng là duyên số. Năm 1989, Cục thống kê ở Đà Nẵng bắt đầu có chiếc máy vi tính bàn đầu tiên thay cho chiếc máy tính cũ. Cũng từ đó tôi đã đề xuất mở lớp dạy vi tính cho mọi người. Đầu tiên chẳng có ai học cả, tôi liền phân tích với lãnh đạo Cục thống kê về vai trò của máy tính, thế là lãnh đạo quyết cho tất cả cơ quan ai chưa biết đều phải học. Từ đó, ngoài công tác ở cơ quan, tôi phụ trách lớp vi tính văn phòng đầu tiên tại Đà Nẵng. Tiếng lành đồn xa, lúc đầu tôi chỉ dạy cho cán bộ nhân viên hành chính, sau thấy nhu cầu học vi tính rất lớn, lớp của tôi dạy cả cho mọi đối tượng từ sinh viên đến nhân viên tại các doanh nghiệp. Tôi dạy CNTT liên tục từ năm 1989 đến 2002.

Ngoài dạy học tôi còn tham gia viết một số phần mềm cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp ở Đà Nẵng, như: Viết phần mềm ứng dụng chế bản in điện tử cho báo Công an Đà Nẵng (báo đầu tiên in bằng điện tử ở miền Trung từ năm 1990); Phần mềm Tìm nghiệm tối ưu bài toán từ 3 mục tiêu; Phần mềm quản lý nhà đất; Phần mềm phân tích hiệu quả các dự án; Phần mềm thiết kế dự án nhà đất…

Theo ông, việc phát triển CNTT ở Đà Nẵng đang ở giai đoạn nào?

Có thể nói ngành CNTT tại Đà Nẵng đang thời kỳ khởi sắc rực rỡ. Năm 2000 khi UBND đưa mục tiêu phát triển CNTT vào nghị quyết hành động, thì nền CNTT của thành phố gần như tờ giấy trắng. Doanh thu về CNTT không thể tổng hợp được, vì chẳng có gì cả. Thế nhưng đến đầu năm 2008, thì Đà Nẵng đã có đến 350 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp CNTT, trong đó có nhiều doanh nghiệp có trên 100 nhân lực, như: Chi nhánh Sofwera với 340 người, Trung tâm CNTT Softech trên 200 người… Doanh thu xất khẩu phần mềm năm 2007 lên tới 4,9 triệu USD.

Tuy nhiên, ở Đà Nẵng hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên đầu tư ứng dụng CNTT còn hạn chế. Để đầu tư ứng dụng cả hệ thống CNTT nhiều tính năng, DN phải bỏ ra tiền tỷ, nhưng thực tế, yêu cầu công việc của họ chỉ cần dùng đến bảng tính excel là cùng, vì phần đông họ là DN vừa và nhỏ. Họ thấy rằng gặp đối tác trực tiếp dễ hơn, hiệu quả hơn là trao đổi qua mạng. Đương nhiên họ thờ ơ với CNTT. Đấy là chưa nói đến việc để vận hành cả một DN bằng hệ thống máy tính thì đòi hỏi nguồn nhân lực của DN phải có một trình độ tin học nhất định.

Còn về vấn đề ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính, thì hiện nay ở Đà Nẵng, tất cả các sở, ban, ngành đều đã có hệ thống máy tính, kết nối mạng LAN. Đây là một thành công. Nó hình thành quy trình làm việc trên máy. Trước đây, một vấn đề cần giải quyết, qua bộ phận này, đến bộ phận kia trong phòng, sau đó qua phòng khác, rồi lại họp các phòng lấy ý kiến chung, rồi qua thư ký rồi mới qua người lãnh đạo cao nhất ký quyết định. Rất lòng vòng, tốn thời gian mà hiệu quả lại không cao. Bây giờ, trong cơ quan có mạng nội bộ, kết nối tất cả phòng, ban đến lãnh đạo. Vào phần việc của ai người đấy làm, tắc ở khâu nào lãnh đạo đơn vị biết ngay. Phương thức làm việc trên hệ thống máy tính giúp lãnh đạo đơn vị có thể giám sát được công việc của từng nhân viên. Mặt khác, hệ thống máy tính giúp minh bạch hoá lộ trình công việc, rút ngắn thời gian.

Việc đi tiên phong thực hiện dự án "Phát triển CNTT và TT tại Việt Nam" là một bước ngoặc đáng nói. Trong khi 4 đơn vị thực hiện tiểu dự án là Bộ TT&TT, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Tp.HCM chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, thì tiểu dự án ở Đà Nẵng đang có những bước tiến triển đáng ghi nhận được Ngân hàng Thế giới - đơn vị tài trợ đã 3 lần gửi thư khen ngợi, động viên Ban quản lý dự án ở Đà Nẵng. Thành công trong dự án này giúp các đơn vị hành chính, sự nghiệp và cả các DN có được sự hỗ trợ cực kỳ giá trị để đẩy mạnh phát triển CNTT.

Đà Nẵng đã có sự hỗ trợ gì cho người khuyết tật như ông?

Có chứ! điều tôi mơ ước nâng cao CNTT cho người khuyết tật tại Đà Nẵng đang thành sự thật, khi mới đây Sở TT &TT có quyết định số 151/QĐ -STTTT phê duyệt thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán Chương trình ứng dụng CNTT nâng cao năng lực cho người khuyết tật. Theo đó, từ tháng 10 đến tháng 12/2008, Sở TT &TT tổ chức đào tạo kỹ năng chuyên môn về CNTT cho người khuyết tật bao gồm: kiến thức cơ bản về CNTT - TT, kỹ năng photocopy, kỹ năng nhập liệu, soạn thảo văn bản, kỹ năng đồ họa, kỹ năng chế bản, in lụa…

Tuy nhiên tôi cũng trăn trở về việc chưa có quy định thống nhất cách tính mã lao động, mã ngành nghề cho những người hoạt động ngành CNTT khi làm việc cho các cơ quan nhà nước. Người ta cứ nói CNTT là ngành mũi nhọn, những mã ngành thì mỗi đơn vị tính một kiểu khác nhau.

Cảm ơn ông!

Tâm Vũ

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0