Theo tin từ Vietsoftware, thành viên của Asianux, WTEC thành lập vào năm 2003, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và dịch vụ CNTT, với hơn 400 khách hàng là các doanh nghiệp, công ty và chính phủ. Theo đánh giá của hãng IDC, WTEC là một trong 15 công ty thành công nhất tại Thái Lan năm 2007.
Nòng cốt của Asianux dựa trên 04 công ty phần mềm: Redflag Software của Trung Quốc (Công ty lớn nhất của Trung Quốc về PMNM), Miracle Linux của Nhật Bản (Công ty được thiết lập trên cơ sở hợp tác giữa Oracle và NEC để hỗ trợ phát triển phần mềm nguồn mở), Haansoft của Hàn Quốc (Công ty lớn nhất Hàn Quốc về phần mềm nguồn mở) và VietSoftware của Việt Nam.
Liên minh Asianux hoạt động dựa trên mô hình kinh doanh “4-CO”: co-development (cùng phát triển), co-brand (cùng thương hiệu), co-support (cùng hỗ trợ) và co-marketing (cùng tiếp thị).
Theo số liệu của IDC, hiện Asianux là một trong 3 nhà cung cấp hệ điều hành Linux lớn nhất trong năm 2007. Chính vì hầu hết các nước Châu Á đều muốn thúc đẩy nghành công nghiệp phần mềm và công nghệ phần mềm nguồn mở nên mô hình kinh doanh của Asianux nhận được sự tán thành của các quốc gia Châu Á. Sau WTEC với vai trò là thành viên thứ 5, Liên minh Asianux sẽ tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác trong tương lai gần.
Theo Ictnews
Asianux là một liên minh thành lập trên cơ sở cam kết của Chính phủ các quốc gia vùng Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực phát triển ứng dụng phần mềm nguồn mở làm nền tảng cho thị trường châu Á.