Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/09/2006
Đấu thầu qua mạng?

 Dưới sức ép của tiến trình hội nhập với những đòi hỏi sự minh bạch hóa, khắc phục những tồn tại tiêu cực, kéo dài thời gian, khép kín trong hoạt động đấu thầu, một trong các biện pháp hữu hiệu là cơ chế đấu thầu qua mạng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong hội thảo chuyên về đấu thầu diễn ra mới đây, cơ chế ghi nhận tại Điều 30 của Luật Đấu thầu về đấu thầu qua mạng mới chỉ dừng ở mức... dành cho tương lai.

Trước hết, theo ông Nguyễn Xuân Đào, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định trên chỉ mới mang tính nguyên tắc làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác chuẩn bị cho thời gian tới.

Trên thực tế, các nội dung như thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gần như chưa thể triển khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Cho dù được ghi nhận trong Luật cũng như các yêu cầu về chứng thực điện tử đã được quy định trong Luật giao dịch điện tử, song hệ thống hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin của Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng ngay được yêu cầu vận hành của hệ thống trên phạm vi toàn quốc, hiểu biết về kỹ thuật đấu thầu qua mạng của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế.

Mặt khác, cũng chưa có quy định cụ thể về chữ ký số, trao đổi văn bản điện tử trong giao dịch qua mạng cũng như nguồn vốn để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu qua mạng đòi hỏi khá lớn và cần được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan trong nước cũng như giúp đỡ từ các nhà tài trợ.
Trên thực tế, đã có không ít các nhà thầu đã từng làm quen, tham gia đấu thầu qua mạng, nhưng là ở các sàn giao dịch quốc tế. Đơn cử như trường hợp đấu thầu một hợp đồng xuất khẩu dệt may qua mạng diễn ra 40 phút giữa Công ty dệt Thành Công và hơn chục công ty khác từ khắp nơi trên thế giới.

Theo đánh giá, rút kinh nghiệm, sự tương đồng với mô hình đấu thầu truyền thống là sự chuẩn bị chiếm gần như tuyệt đại đa số khả năng thắng thầu, tuy nhiên, khác biệt là các nhà thầu phải tính toán lời lãi và đưa ra quyết định rất nhanh.

Chẳng hạn, trong cuộc đua vỏn vẹn 40 phút nói trên, các công ty phải bỏ thầu trên 20 lần, bình quân gần 2 phút họ lại phải cân nhắc, tính toán cho ra một mức giá mới để “đấu” với đối thủ. Tuy nhiên, hiện nay còn có một khó khăn là theo đánh giá, trong tổng số 120.000 doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có 7% doanh nghiệp bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối Internet, 3% doanh nghiệp có website riêng và thực hiện một số khâu của thương mại điện tử. Phương thức giao dịch bằng e-mail vẫn là chủ yếu, chiếm 48%.

Cũng theo ông Đào, đến nay, đấu thầu qua mạng mới đang đạt ở mức có một trang thông tin điện tử về đấu thầu
với các nội dung như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý...

Qua 8 tháng thực hiện, mới chỉ có 102 chủ đầu tư và 90 nhà thầu đăng ký tài khoản để tự cập nhật thông tin trực tuyến. Về thông tin đăng tải, trang thông tin điện tử đã đăng tải 88 kế hoạch đấu thầu, 100 thông báo mời thầu; 315 câu hỏi về đấu thầu được tiếp nhận và xử lý qua hệ thống e-mail; công khai thông tin về 113 nhà thầu vi phạm quy định về đấu thầu.

Theo đánh giá, thực trạng này chỉ là bước đầu giúp tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình đấu thầu và bán cổ phần tại Việt Nam. Trong khi đó, đã từ khoảng 10 năm trước việc đấu thầu trên mạng đã phát triển mạnh mẽ tại các nước Mỹ, Nhật Bản... và được xem là hình thức tìm nguồn hàng một cách nhanh nhất, rẻ nhất và ít tốn kém nhất.

Dự án đấu thầu qua mạng ở Việt Nam hiện tại đang mới dừng ở mức nghiên cứu mô hình đấu thầu qua mạng của một số nước và xây dựng dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi về hệ thống đấu thầu qua mạng tại Việt Nam (VgePS) trên cơ sở học tập mô hình sẵn có của Hàn Quốc.

Hiện tại, VgePS sẽ được hoàn chỉnh theo một số nội dung chính. Về phạm vi, quy mô: VgePS là mạng đầu mối tổng hợp đối với tất cả các thông tin về đấu thầu, đồng thời là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ về đấu thầu qua mạng từ những tính năng cơ bản đến những dịch vụ giá trị gia tăng...

Dự kiến dự án trên sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: đảm bảo hệ thống đăng tải thông báo mời thầu tập trung, dịch vụ đăng ký và mở thầu trực tuyến, chữ ký số, đào tạo và tập huấn về đấu thầu qua mạng (với giá trị ước tính khỏang 22 triệu USD). Giai đoạn 2: thực hiện thêm chức năng thanh toán điện tử, bảo đảm điện tử và giai đoạn 3 sẽ thực hiện việc nâng cấp các kho dữ liệu điện tử, mở rộng diện dịch vụ.

 

(theo TBKT)

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0