Thứ bảy, 27/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/12/2008
Những thách thức với CNTT Việt Nam

Nhóm chuyên gia là thành viên của Diễn đàn ICT-VN nói sẽ gửi lên Chính phủ danh sách các kiến nghị về thách thức và bất cập với sự phát triển CNTT Việt Nam.

Diễn đàn “Các vấn đề và thách thức trong CNTT-TT” do Đại học Quốc gia và Quỹ cao học Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội ngày 12/12 đã dành một phòng cho hơn 30 thành viên diễn đàn ICT-VN thảo luận về những thách thức với ngành CNTT Việt Nam. Diễn đàn ICT-VN là nơi tập hợp nhiều chuyên gia gạo cội trong giới CNTT Việt Nam như giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Chí Công, tiến sĩ Lê Trường Tùng... trao đổi về những vấn đề liên quan đến CNTT.  

Cuộc thảo luận kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, xoay quanh các chủ đề chính là chất lượng nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ, phần mềm nguồn mở, đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Ông Nguyễn Ái Việt, thành viên diễn đàn này cho biết sẽ tập hợp các ý kiến đề xuất từ hội thảo này để kiến nghị lên Chính phủ.

Sở hữu trí tuệ - dột từ nóc

Mở màn cuộc thảo luận, ông Trần Lương Sơn, Tổng giám đốc Công ty phần mềm Việt (Vietsoftware) trình bày về tác động của sở hữu trí tuệ (SHTT) với khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp CNTT.

Là người theo học chuyên ngành về SHTT bên Mỹ, ông Sơn nói Vietsoftware từ ngày đầu thành lập đã chi khá nhiều tiền cho vấn đề bản quyền. Công ty cũng rất chú trọng đến bảo vệ bản quyền, tên công ty, tên các sản phẩm đến thiết kế, logo và phần mềm đều được đăng ký dù rất khó khăn. Khi thực hiện việc này, ông nhận thấy có rất nhiều công ty trong lĩnh vực CNTT gặp phải rẳc rối về vấn đề bản quyền, bị nhân viên trong công ty ăn cắp mã nguồn, tên tuổi sản phẩm.

Lý do theo ông không phải vì người Việt Nam ý thức không tốt mà là do thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường không có khung giao kết hợp đồng với nhân viên về vấn đề SHTT nên dễ nảy sinh mâu thuẫn, công ty cứ lớn lên tý là luống cuống về vấn đề bảo vệ tài sản bản quyền.

Ông Sơn cho rằng giá trị cốt lõi của ngành công nghiệp CNTT chính là ở bản quyền từ bản quyền phần mềm đến bản quyền thiết kế một sản phẩm như iPhone hay một nút bấm trên máy nghe nhạc. Bản quyền là trọng tâm sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, môi trường của Việt Nam hiện không đủ tốt để các công ty coi việc kinh doanh bản quyền là trọng tâm, sống được bằng nó. Vì không sống được bằng việc bán bản quyền phần mềm, nhiều công ty CNTT như với Vietsoftware phải tập trung làm những sản phẩm mà có copy cũng không dùng được, sau đó sống bằng dịch vụ cài đặt, đào tạo và triển khai ứng dụng.

Vì sao vi phạm bản quyền phần mềm tràn lan? Ông Sơn nói có phần do "các doanh nghiệp thấy Chính phủ cũng làm như thế thì sao họ không làm".

Luật SHTT cũng bất cập

Ở khía cạnh khác, ô ng Đào Kiến Quốc (ĐH Công nghệ Hà Nội) cho rằng các doanh nghiệp phần mềm hiện nay không chỉ lo lắng về việc sản phẩm của họ bị sao chép, bán lậu ra thị trường mà nhiều công ty còn phải đối mặt với nguy cơ lớn từ chính những người trong công ty ăn cắp mã nguồn, đưa vào sản phẩm khác đem bán. Nguyên nhân xuất phát từ cách bảo vệ bản quyền phần mềm hiện nay như là tác phẩm viết của Luật SHTT.

Theo ông Quốc, phần mềm rất khác với tác phẩm viết, nó luôn thay đổi rất nhanh. Mỗi lần thay đổi có thể rất khác với phiên bản trước đó. Vì vậy, việc bảo vệ phần mềm như với tác phẩm theo luật hiện hành là không đúng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đăng ký phiên bản một của phần mềm, sau đó trong khi doanh nghiệp phát triển phiên bản mới bị nhân viên trong doanh nghiệp đó ăn cắp. Lúc đó ra pháp lý kiện rất khó để doanh nghiệp bảo hộ được sản phẩm của mình vì phiên bản hai có thể rất khác với phiên bản đã đăng ký SHTT. Vì vậy, ông Quốc cho rằng Luật SHTT cần xem xét lại cách bảo hộ bản quyền phần mềm.

Giáo dục từ nhà trường

Để thúc đẩy ngành CNTT đất nước, ông Trần Lương Sơn cho rằng ngay từ lúc này chính phủ và các doanh nghiệp phải đưa việc tôn trọng bản quyền trở thành quy tắc sống, quy tắc hoạt động. Đầu tư của các doanh nghiệp nên chú trọng vào SHTT. Chính phủ phải gương mẫu và đưa ra chiến lược bảo hộ quyền SHTT.

Việc Chính phủ đưa ra chiến lược bảo hộ SHTT, theo ông Sơn, có thể sẽ là tiền đề để Việt Nam có thị trường mua bán, trao đổi tài sản SHTT bên cạnh thị trường mua bán và cài đặt phần mềm hiện nay.

Ở khía cạnh giáo dục, ông Nguyễn Chí Công, chuyên gia CNTT cho rằng cần đưa SHTT vào giảng dạy trong các trường đào tạo CNTT, coi đó là một môn bắt buộc. Theo ông Công, đã hội nhập WTO rồi mà thế hệ trẻ không nhận thức được vấn đề SHTT là rất nguy hiểm. Với các doanh nghiệp, ông cho rằng Nhà nước nên có bộ phận chuyên trách về SHTT để tư vấn cho họ, đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm vì nhiều doanh nghiệp rất mù mờ về vấn đề này.

Hiện nay, có một số trường đào tạo CNTT đã đưa vấn đề bản quyền vào giảng dạy nhưng thời lượng rất ít. Ví dụ, Đại học Công nghệ Hà Nội chỉ có hai tiết dạy về bản quyền phần mềm. Cũng có một số trường như Đại học FPT đào tạo khá sâu về vấn đề SHTT.

Theo ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng Đại học FPT cho biết trường này có một môn gọi là “đạo lý trong CNTT” giảng dạy nhiều thứ gồm SHTT, cách bảo vệ thương hiệu và bản quyền… kéo dài trong suốt một học kỳ. Bên cạnh việc giảng dạy, ông Tùng cho biết trường này rất chú trọng đến việc tôn trọng SHTT làm gương cho sinh viên. Trường không dám sao chép sách để dạy cho học sinh mặc dù phải mua bản quyền trực tiếp của nước ngoài hoặc mua bản quyền về in rất đắt.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0