Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 30/11/2008
Hướng đi nào cho khu CNTT tập trung?

Bên cạnh những ưu điểm, các khu công nghiệp CNTT tập trung cũng đang lộ rõ nhiều hạn chế. Theo Viện Chiến lược CNTT -TT, cả nước chỉ có 3 khu đáp ứng được các tiêu chí về khu CNTT tập trung.

Ngày 28/11, Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Bộ TT &TT tổ chức hội thảo về phát triển công nghiệp CNTT trong xu thế mới, nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy ngành này phát triển, trong đó nổi cộm là vấn đề phát triển các khu công nghiệp CNTT tập trung.

Theo thống kê, kể từ khi Trung tâm công nghệ phần mềm TP.HCM ra đời vào năm 2000, đến nay cả nước có 7 khu công nghiệp phần mềm và CNTT tập trung, trong đó TP.HCM chiếm tới 4 khu, còn lại ở Hà Nội (Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội), Đà Nẵng (Công viên phần mềm Đà Nẵng) và Cần Thơ (Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ). Hiện có 715 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trong 7 khu công nghiệp này, với hơn 30 nghìn nhân viên. 

Không thể phủ nhận rằng trong 8 năm qua, các khu công nghiệp này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển CNTT và hình ảnh thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực này. Đồng thời, các khu công nghiệp này đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh thuận lợi cho một số lượng lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT; đào tạo và cung ứng một lượng khoảng 10 nghìn nhân lực CNTT.

Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm, các khu công nghiệp CNTT tập trung cũng đang lộ rõ nhiều hạn chế, chưa thu hút được các công ty đa quốc gia, các tập đoàn CNTT lớn trong và ngoài nước, chưa hỗ trợ được các doanh nghiệp lớn để tăng tốc. Việc đầu tư ở một số khu công nghiệp CNTT tập trung chậm, hiệu quả thấp. Theo đại diện Viện Chiến lược CNTT -TT, trong số 7 khu công nghiệp CNTT của cả nước hiện nay, chỉ có 3 khu đáp ứng được các tiêu chí về khu CNTT tập trung theo Nghị định 71/2007 NĐ -CP.

Làm thế nào để các khu công nghiệp CNTT trở thành điểm hấp dẫn với các doanh nghiệp CNTT lớn, các khu CNTT tập trung cần có ưu đãi thế nào về thuế, hạ tầng…? Có nên tiếp tục mở rộng mô hình khu CNTT tập trung? Đó là những nội dung được các chuyên gia và những nhà quản lý đặt ra tại hội thảo hoặc được báo BĐVN trao đổi trực tiếp.

Chu-Tien-Dung.jpgÔng Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TP.HCM, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung: "Tiếp tục mở rộng mô hình khu CNTT tập trung"

 

Anh-Thu.jpgBà Nguyễn Thị Anh Thư, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Sài Gòn: "Đừng để lạc hướng"

 

Qua nghiên cứu của tôi về Công viên phần mềm Quang Trung thì đây là mô hình khá hiệu quả. Có thể thấy qua vài con số: doanh thu của các doanh nghiệp tại công viên này trong thời gian từ 2001-2007 tăng 134%, lợi nhuận tăng 180%. Nhưng nếu vẫn giữ như hiện nay về mức độ quan tâm cũng như đầu tư của chính quyền thành phố và trung ương thì tôi cho rằng công viên này cũng như nhiều công viên phần mềm khác sẽ đi lạc hướng. Nếu thành phố và trung ương không coi công viên phần mềm là nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục đầu tư thì sợ rằng cái mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn át mục tiêu về mặt phát triển kinh tế cũng như công nghệ phần mềm. Mặc dù báo cáo khá lạc quan về 7 năm phát triển của Công viên phần mềm Quang Trung, nhưng nếu không thay đổi cách nghĩ cho rằng đầu tư như thế là đủ rồi sẽ là điều rất đáng quan ngại.

 

Bên cạnh đó,  các công viên phần mềm cũng cần phải thay đổi cung cách quản lý thông qua việc cổ phần hóa các công ty quản lý; tăng cường thu hút chất xám như các hoạt động nghiên cứu phát triển, thay vì thiên về hoạt động gia công phần mềm như hiện nay. Đi theo những con đường như thế mới mong có thể phát triển nền CNTT Việt Nam đi đến mức độ như các nước Ấn Độ, Đài Loan hay Singapore đã đạt được.

Bui-Vinh-Kien.jpgÔng Bùi Vĩnh Kiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh: "Có ưu đãi riêng với những tỉnh lẻ"

 

Bắc Ninh là tỉnh hẹp, có tiềm năng con người. Vì vậy, định hướng của tỉnh là lôi kéo được các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ cao. Đến nay, tỉnh thu hút được 28 dự án CNTT, trong đó có những tập đoàn lớn như Samsung, Tyco... (khoảng 3 tỷ USD). Các tập đoàn này cũng thu hút đáng kể đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ. Ví dụ, Samsung kéo theo khoảng 30 doanh nghiệp vệ tinh làm phụ trợ cho tập đoàn này, tập trung ở khu công nghiệp Yên Phong. Tuy nhiên, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp CNTT của tỉnh chủ yếu là lắp ráp linh kiện, chưa thu hút được doanh nghiệp phần mềm nào.

 

Từ năm 2005, tỉnh đã làm quy hoạch xây dựng khu CNTT tập trung với diện tích 5 ha, trong đó dự kiến đầu tư đồng bộ cả khu làm việc cho chuyên gia để thu hút các công ty phần mềm. Nhưng việc xây dựng khu làm việc cho chuyên gia là trái quy định của Chính phủ khi đó, nên việc triển khai bị chậm. Nếu Bắc Ninh làm theo đúng quy định, không có khu làm việc cho chuyên gia thì không đủ sức thu hút các doanh nghiệp phần mềm chuyển từ Hà Nội tới.

Sau khi có Nghị định 71/2007 NĐ -CP, cơ chế về khu CNTT tập trung rõ ràng hơn. Nhưng các quy định về khu CNTT tập trung cần rõ ràng hơn, ví dụ quy định về trình tự thành lập, quản lý điều hành và các ưu đãi được hưởng để khác biệt hẳn với các khu công nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp CNTT với các tỉnh lẻ như Bắc Ninh khó khăn hơn với Hà Nội hay TP.HCM, vì vậy cần có ưu đãi riêng mới thu hút được đầu tư. Giá đất nên giảm ít nhất 30-50% mới hy vọng thu hút được các doanh nghiệp phần mềm.

 

"Sẽ bàn sâu với doanh nghiệp về phát triển công nghiệp CNTT"

 

Trao đổi bên lề hội thảo "Phát triển công nghiệp CNTT trong xu thế mới" ngày 28/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định "quan điểm của Chính phủ là dành chính sách ưu đãi tối đa cho CNTT như các lĩnh vực công nghệ cao".

 

Phó Thủ tướng cho biết trong vài tháng tới Chính phủ sẽ tập trung bàn sâu với doanh nghiệp để xác định những nhóm sản phẩm mục tiêu cần phát triển với doanh nghiệp trong nước; đánh giá lại hoạt động của công nghiệp CNTT và điện tử trong 10 năm qua; xem xét lại những ưu đãi lâu nay có tác động đến đâu, cần điều chỉnh thuế và giá đất thế nào để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp CNTT. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, theo Phó Thủ tướng, quan điểm của Chính phủ là tạo thuận lợi tối đa về hạ tầng.

 

Về hiện trạng ngành công nghiệp CNTT, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể, từ chỗ không tên tuổi đã được thế giới xếp hạng, đã có những khu công nghiệp CNTT hoạt động hiệu quả như khu Công viên phần mềm Quang Trung hay Trung tâm công nghệ phần mềm Sài Gòn, có những công ty từ chỗ chỉ có 70 nhân viên nay có tới 1000 nhân viên.

 

Thống kê từ năm 1995 đến tháng 9/2008, có khoảng 322 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp CNTT với tổng số vốn đầu tư đạt gần 2 tỷ USD. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp CNTT khá cao, bình quân giai đoạn 2002-2007 đạt 25%. Doanh số toàn ngành năm 2007 đạt gần 3, 8 tỷ USD, trong đó 3 tỷ USD doanh số phần cứng, 498 triệu USD phần mềm và 180 triệu USD công nghiệp nội dung số.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT &TT Lê Doãn Hợp cho rằng sự phát triển nhanh của CNTT trong xu hướng toàn cầu hóa đã và đang làm cho nhu cầu về sản phẩm công nghiệp CNTT trên thị trường thế giới tăng mạnh. áp lực giảm giá cùng với sự thiếu hụt nhân lực CNTT trên thế giới khiến cho xu thế chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ vào các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ. "Đây là cơ hội lớn cho ngành CNTT Việt Nam, nhất là lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho biết qua những ý kiến góp ý từ hội thảo này Bộ TT &TT sẽ cải thiện cơ chế đầu tư, các chính sách nhằm nâng cao chất lượng và quy mô các khu công nghiệp CNTT tập trung; đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp CNTT.

Theo Ictnews

 

Qua khảo sát của Hội Tin học TP.HCM, mô hình khu công nghệ phần mềm tập trung là có hiệu quả. Nhiều nhà đầu tư đang rất cần mặt bằng đầu tư nên cần tiếp tục nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, cần chú ý một số yếu tố như chọn địa điểm thích hợp, có hạ tầng tốt, kết nối được các nguồn lực, dễ thu hút nhân lực, chi phí sản xuất cạnh tranh. Nếu xây dựng quá xa trung tâm sẽ khó hấp dẫn được nhân lực. Nhà nước nên tài trợ quỹ đất cho công viên phần mềm như quy chế dành cho khu công nghệ cao và tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực.

Đặc biệt, để phát triển các khu công nghiệp phần mềm một cách đồng bộ, nhà nước cần xây dựng và đưa ra các chuẩn mực về hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, hệ thống dịch vụ dùng chung, quản lý và đối tượng được tham gia vào các khu công nghiệp phần mềm tập trung. Các công ty lớn cần có thêm ưu đãi đặc biệt để họ tạo ra thương hiệu cho ngành CNTT Việt Nam . Bên cạnh đó, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp phần mềm tập trung, nhà nước nên xem xét tăng gấp đôi thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất khẩu trên 70% giá trị sản phẩm được ưu đãi thuế, được hỗ trợ đào tạo. Các công viên phần mềm đã xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả cần tập trung mở rộng quy mô.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0