Thứ năm, 01/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/11/2008
“Ngôi Vô địch ACM/ICPC tuột tại sân nhà trong gang tấc do không thật cẩn thận”

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 17 (OLP’08) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tê ACM/ICPC Khu vực Châu Á tại - Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Mịnh từ 20-23/11/2008 đã thành công tốt đẹp, tuy không giành CUP vô địch ACM/ICPC nhưng với 2 đội tuyển Việt Nam đồng giải  nhất ở vị trí thứ 2, 3 vượt trên nhiều đội đến từ các trường đại học danh tiếng Châu Á là sự tự khẳng định “Sinh viên Công nghệ thông tin Việt Nam tự tin hội nhập”. 

Đội tuyển Zodiac, ĐH Zhejiang (Trung Quốc) đoạt giải vô địch - ảnh: L.Quỳnh, (Nguồn: Vietnamnet)

Cuộc thi dành cho sinh viên quy mô lớn nhất và sôi động nhất từ trước đến nay

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam đã trải qua hơn 17 năm liên tục với các cuộc thi sôi động diễn ra trên nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước. Đây là một phong trào hữu ích và thiết thực đối với sinh viên các trường Đại học & Cao đẳng, là một trong những nguồn phát hiện và phát huy tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam bổ xung cho nguồn lực CNTT-TT phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đó là tinh thần đóng góp công sức và cống hiến trí tuệ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Tin học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, những đơn vị đã khởi xướng và nuôi dưỡng phong trào ngày một trưởng thành và phát triển. Kỳ thi đã được sự hỗ trợ và bảo trợ của Ban ĐN TW Đảng, BCĐ Quốc gia về CNTT, các Bộ GD-ĐT, Bộ TTTT, Khoa học Công nghệ, các Cơ quan, Ban, Ngành, các doanh nghiệp đã nhiệt tình hưởng ứng hỗ trợ cuộc thi có tầm cỡ quốc gia và quốc tế này. Đặc biệt, trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh đơn vị đăng cai đã tạo mọi điều kiện tổ chức Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam năm 2008 và ACM/ICPC  đổi mới và hội nhập Quốc tế.

Niềm vui của đội vô địch ACM/ICPC (trái) và nỗi buồn của đội ĐH Khoa học Tự nhiên, TP.HCM không giành được quyền tham gia vòng chung kết ACM/ICPC thế giới năm nay, dù đạt giải nhất (phải) - ảnh: L.Quỳnh, (Nguồn: Vietnamnet)

OLYMPIC Tin học Sinh viên là một trong những kỳ thi sinh viên giỏi trong phong trào OLYMPIC các ngành nghề đào tạo khác nhau trong hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng tại Việt Nam, Kỳ thi OLYMPIC Tin học sinh viên này đã khẳng định phong trào học tập và giảng dạy CNTT-TT trong trường đại học ngày càng cần thiết và nội dung ngày càng phong phú, thiết thực. Đây tuy là cuộc thi mang tính chuyên môn nhưng đã lôi cuốn được các trường, khoa không chuyên ngành CNTT và ngay cả sinh viên khối cao đẳng sư phạm cùng tham gia vì sự nghiệp đào tạo nguồn lực cho CNTT như kiến thức chuyên môn cần thiết là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Kỳ thi ACM/ICPC Việt Nam đã 2 lần trực tiếp tổ chức lần lượt tại Hà Nội (2006) và Đà Nẵng (2007), và 3 năm liên tục có mặt tại vòng Chung kết Toàn cầu tại Hoa Kỳ năm 2006, năm 2007 tại Tokyo Nhật Bản và năm 2008 tại Canada. Năm 2008 Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức vòng loại Khu vực Châu Á tại ĐH kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ HCM kết nối cùng Olympic Tin học sinh viên. Đây là cuộc thi : Trí tuệ - kỹ năng và phong cách làm việc tập thể, tính hoàn thiện giải quyết bài toán cụ thể - từ đây ý thức làm việc tập thể của sinh viên Việt Nam sẽ không ngừng được nâng cao.   

Tại OLP’08 và ACM/ICPC Tp. Hồ Chí Minh năm 2008 đã có:

- 62 trường Đại học và Cao đẳng từ mọi miền đất nước và 8 trường quốc tế

- Với gần 250 đội tuyển dự thi cho 8 khối thi các nội dung: Chuyên Tin, Không chuyên, Cao đẳng, Siêu CUP OLP, Tập thể Chuyên  và không chuyên, Phần mềm nguồn mở, Micromouse, và toàn bộ sinh viên tham dự OLP & ACM/ICPC thi Trắc nghiệm tiếng Anh – Tin học

- 432 Sinh viên đăng ký chính thức cho thi nội dung Giải cá nhân OLP;

- 108 đội tuyển đăng dự thi ACM/ICPC (trong đó có 32 đội không chuyên) 

- 11 đội tuyển Quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.

-  51 sinh viên dự thi Khối Phần mềm Nguòn mở.

-  47 sinh viên dự thi Khối Siêu CUP OLP’08;

- 22 sinh viên dự thi nội dung - Micromouse

- Gần 800 lượt sinh viên tham gia trực tiếp các Khối thi, (Sinh viên nhiều nhất tham gia 3 khối thi chưa kể phần thi Trắc nghiệm tiếng Anh – Tin học);

Theo xu hướng hội nhập Quốc tế cho ngành CNTT, tại các Khối thi chuyên môn đó là toàn bộ việc chấm, nộp bài tự động (test), dùng công nghệ mạng không dây cho 108 notes thi ACM/ICPC và với sự nỗ lực đặc biệt của HĐGK, các chuyên gia CNTT của ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp HCM đã đổi mới căn bản công nghệ thi, công nghệ chấm test tự động và hoà nhập với các tiêu chuẩn Quốc tế về thi lập trình trong lĩnh vực CNTT.

Phần mềm nguồn mở tuy chưa là môn học được  đào tạo chính thức của hệ thống GD-ĐT đại học và Cao đẳng, nhưng được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học & Công nghệ, Chương trình quốc gia về Phần mềm nguồn mở đã được nhiều trường quan tâm cử đội tuyển tham dự.

Thực sự đây là sân chơi trí tuệ  của giới trẻ tài năng CNTT nhằm khuyến khích phong cách làm việc tập thể, phối hợp cộng đồng và tính hoàn thiện tuyệt đối rất có ý nghĩa rút ngắn con đường sáng tạo cho sinh viên.

Phần đóng góp quan trọng không thể thiếu được là tập thể Hội đồng giám khảo OLP và ACM/ICPC không kể là cương vị hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng - phó khoa hay giảng viên các thầy đã hết lòng vì chất lượng chuyên môn và uy tín với tuổi trẻ CNTT của Việt Nam. Đặc biệt các thầy giáo trẻ đã tích cực đóng góp cho phong trào đó là các cựu học sinh giải Quốc tế những năm 90, ngay cả bạn Phạm Hữu Ngôn sau khi nhận giải Nhất Nhân tài đất Việt duy nhất 2008 sáng 21/11 đã có mặt tại hội đồng thi Phần mềm nguồn mở. Thày Lê Trường Tùng Hiệu trưởng Đại học FPT đã bay ra vào Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh 2 lần để chủ trì Hội đồng Micromouse và các công tác tổ chức kỳ thi. Hội đồng giám khảo do PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Hồ Sĩ Đàm chủ trì vẫn tiếp tục khẳng định là Hội đồng giám khảo thi lập trình hàng đầu Việt Nam và chuẩn quốc tế. Các thầy đã là hạt nhân không thể thiếu được làm nên thành công của kỳ thi.

Không kể các lượt thi tuyển chọn tại các trường, những con số về sinh viên tham dự đã đưa OLYMPIC Tin học Sinh viên Việt Nam năm 2008 và ACM/ICPC Châu Á tại Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh trở thành cuộc thi quy mô lớn nhất từ trước đến nay lôi cuốn sự tham gia tích cực nhất  trong phong trào thi sinh viên giỏi toàn quốc và hội nhập cùng các Đội tuyển quốc tế đến từ các Đại học danh tiếng Châu Á. Nội dung ACM/ICPC Châu Á điểm thi Tp Hồ Chí Minh với 108 đội tham dự tại Hội trường thống Nhất Tp Hồ Chí minh sẽ hứa hẹn đầy kịch tính về thi đấu thứ hạng và sôi động trong kỳ thi năm nay.

OLP’08 là sự lên ngôi của các tài năng trẻ đến từ Đại học Khoa học tự nhiên ĐHQG Tp Hồ Chí Minh khi giành hết 3 ngôi đầu của Siêu CUP OLP’08

Từ 2004 khi Siêu CUP OLP’04 Lâm Xuân Nhật từ HCMUNS lần đầu giơ cao CUP Vàng OLP tại Hải Phòng, sau 3 năm Siêu CUP lại về Tp Hồ Chí Minh với 3 giải cao nhất đều thuuộc về Đại học KHTN Tp HCM đó là CUP vàng OLP’08 Phạm Tuấn Vũ, và 2 CUP Bạc thuộc về Trịnh Trần Đăng Khoa và Nguyễn Chí Thiện; Tuấn Vũ mới chỉ đoạt Đồng giải ba năm 2007, Chí Thiện tiếp tục giữ ngôi Bạc, đáng chú ý ở 6 ngôi đầu Siêu CUP thì có tới 3 sinh viên liên tục nhiều năm giũ giải siêu CUP OLP như Lê Đôn Khuê (Coltech Hà Nội), Chí Thiện và Việt Cường (ĐH KHTN Tp HCM), sự xuất hiện của các sinh viên đến từ Đại học FPT và các sinh viên năm thứ nhất mới nhập cuộc đã làm thay đổi xếp hạng, tuy nhiên đường tới Siêu CUP OLP luôn đổi thay và chưa ai giật quá 2 lần.

Cuộc tranh ngôi các giải cá nhân OLP’08 có nhiều thú vị, Khối Chuyên tin đổi ngôi về ngành sư phạm với 2 giải nhất là bạn Nguyễn Tiền (ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM)  và bạn nữ đoạt giải Nhất duy nhất Hứa Lê Thanh Vi (ĐH Sư Phạm Tp HCM). Đội giành Nhất Chuyên Tin OLP’07 năm nay không giữ được ngôi vị, cả ba sinh viên đội tuyển Học viện Công nghệ BCVT Hà Nội đều đoạt giải nhì và tạm hài lòng với Giải Đồng đội Khối Chuyên tin. Khối Không Chuyên tin có nhiều đổi thay (sau khi Quy chế mới ban hành), nếu OLP’07 chỉ có giải Nhì thì OLP’08 đã có 2 giải Nhất đều thuộc khối các trường  Bách Khoa đó là : Nguyễn Khánh Lợi (ĐHBK Tp HCM) và Nguyễn Quốc Tuấn (ĐHBK Hà Nội), với thêm 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Đại học Bách Khoa Hà Nội dễ dàng chiếm giải Đồng đội khối Không Chuyên tin OLP’08. Ở Khối thi Cao Đẳng, ba giải Nhất chia đều cho 3 trường là: Tạ Bá Thành Huy - Đại học Duy Tân, Ngô Văn  Thịnh - Cao đẳng Kỹ thuật Vin-hem-píc và Nguyễn Thanh Tùng - Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Cao đẳng Sư phạm Hà Nội lần đầu dành Giải Đồng đội khối Cao Đẳng.

Trước thời điểm thi tập thể ACM/ICPC trong nội dung thi Olympic còn 2 khối thi, ở khối thi Phần mềm nguồn mở với Giải Nhất thuộc về : Đại học Công Nghệ ĐHQG Hà Nội, tiếp theo Đội Đại học Bách khoa Tp HCM đoạt giải Nhì và 3 đội đồng giải Ba là Đại học Bách khoa Đà nẵng, Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG Tp HCM, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội. Năm 2008 là năm không may mắn với Khối thi Tìm đường mê cung - Micromouse, hầu hết các Mouse tự động có tại Việt Nam của BTC và các trường đều ở trạng thái trục trặc kỹ thuật, tuy nhiên với sự nỗ lực và đoàn kết của các Đội tuyển, sự nhiệt tình của Thầy Lê Trường Tùng khối thi Micromouse tuy lùi lịch thi đấu tới chiều 22/11 nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả chứng kiến trực tiếp. Kết quả: Giải Nhất Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM, Nhì - Đại học Công nghệ - Hà Nội, Ba -Đại học Duy tân Đà Nẵng.

Giải Đồng đội các Khối cá nhân OLP’08 năm nay thuộc về Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. 

“Ngôi Vô địch ACM/ICPC tuột tại sân nhà trong gang tấc chỉ do  không thật cẩn thận”

Mất 20 phút do nộp bài dễ nhất lần thứ 2, Đội TheLastChance - Đại học Công nghệ QG Hà Nội để tuột mất cơ hội lần đầu soái ngôi vô địch trên sân nhà

Kỳ thi ACM/ICP Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh là một trong 15 điểm thi vòng loại Khu vực Châu Á nhằm lựa chọn 35 đội tuyển thuộc 35 trường Đại học khác nhau  thuộc Châu Á sẽ ghi danh trong Top 100 trường đại học có đội tuyển có mặt tại Stockhôm Thuỵ điển trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tổ chức vào 4/2009.

Năm nay là năm sôi động nhất kể từ khi Việt Nam được quyền đăng cai vòng loại Châu Á, nếu như trước đây thi lều chõng khối chuyên tin có nhiều nhất gần 60 đội tuyển, năm 2006 lần đầu Việt Nam tổ chức chỉ có 55 đội tham dự thì đến Tp Hồ Chí Minh năm nay có tới 108 đội tham dự. 108 đội với số thí sinh tham gia thi đấu là 323 sinh viên đã làm chật cứng phòng họp khánh tiết Hội trường Thống nhất Tp Hồ Chí Minh tạo một không khí đầy sôi động và căng thẳng. Sự hiện diện của 11 đội quốc tế trong đó nổi bật là cựu Vô địch điểm Đà Nẵng 2007 – ĐH Zhongshan Trung Quốc trước đó đã đứng thứ 3 site Jakarta Indonexia và thứ 3 (giải Nhì) tại điểm thi Seoul Hàn Quốc, đáng nể là đội Zodiac ĐH Zheijiang Trung Quốc đứng thứ 4 site Beijing được 7 bài/988 phút chỉ thua 3 đội ĐH Thanh Hoa và 1 đội ĐH Giao thông Thượng Hải, Đội Sohot đến từ KAIST Hàn Quốc đứng thứ 5 site Seoul, Các Đội Đài Loan cũng đã có thứ hạng tốt : đứng thứ 3 site Taiwan, Đội Hồng Kông cũng đứng thứ 4 site Taiwan. Các đội quốc tế đến Việt Nam năm 2008 đều rất mạnh và quyết tâm  giành chức Vô địch với các đội Việt Nam.  Đáng chú ý các sites Châu Á đã thi xong thì Trung Quốc không có đội quốc tế đăng ký dự thi và các site này Vô địch và Nhất đều là tên tuổi lớn như ĐH Thanh Hoa, ĐH Giao thông Thượng Hải. Trung Quốc đã Vô địch ở các site : Đài Loan, Jakarta và Trung Quốc. Tại site Darka (Bangladesh) chung thuỷ nhiều năm ĐH Fudan (Trung Quốc) vô địch với 9 điểm còn đội thứ 2 nước chủ nhà chỉ giải được 6 bài. Các trường khác như ĐH quốc gia Tokyo - Vô địch site Aizu (Japan), ĐH Quốc gia Seoul – Vô địch site Seoul (Hàn Quốc) và năm 2008 Nhật Bản không cử đội qua Việt Nam dự thi, các nước Đông Nam Á cũng không qua Việt Nam dự thi mặc dù đăng ký online trong danh sách chờ có Thái Lan, Indonexia và Philippin.  

Các Đội Việt Nam cũng rất quyết tâm và có thể thấy nhiều gương mặt quen thuộc: Đội HCMUS – Yzz là đội BUGS ĐH KHTN Tp HCM đại diện Việt Nam tham dự World Final tháng 4/2009 với cây coder chủ công Nguyễn Chí Thiện, Đội TheLastChance Đại học Công nghệ QG Hà Nội được tái lập lại từ Dragon Coders (WF 2008) với 3 cây coder hàng đầu là Nguyễn Đình Tư (Siêu CUP OLP’07), Lê Đôn Khuê và Tạ Việt Cường đều có hạng cao trong Siêu CUP OLP các năm. Với quyết tâm giữ vị trí đại diện Việt Nam dự World Final cả 2 trường ĐH KHTN Tp HCM và Đại học Công nghệ QG Hà Nội HN đều cử ít nhất ba đội mạnh gồm các sinh viên IT còn đầy tiềm năng như Coltech HN với AoLuaHaDong với 2 sinh viên trường PTTH chuyên Nguyễn Huệ Hà Tây đã đoạt giải quốc tế IOI 2008, ĐH KHTN với HCMUS_Vision với Siêu CUP OLP’08 Phạm Tuấn Vũ và CUP Bạc Trịnh Trần Đăng Khoa và Hoàng Trọng Nghĩa. Các trường khác cũng ẩn dấu các đội tuyển tiềm năng như ĐH Bách khoa Hà Nội, lần đầu tham dự Đại học FPT cũng cử 3 đội tuyển tham chiến và trong đó là các coder chủ công trẻ là các sinh viên IT hàng đầu đã đoạt giải IOI các năm 2007, 2008. Cá đội tuyển Việt Nam đã rất quyết tâm để dành ngôi vô địch trên sân nhà và quyết giành vị trí lọt vào Top 100 trường Đại học trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2009 tại Thuỵ điển và tự tin khi đối mặt với các đội mạnh quốc tế cùng tham gia.

8h35 phút sáng Chủ nhật 23/11 tại Hội trường Thống nhất Tp Hồ Chí Minh

Tuy chật nhưng các đội trật tự vào vị trí của mình với 323 sinh viên IT hàng đầu từ 108 đội với 108 PC CMS - Thương hiệu VN và màn hình LCD 19” VENR được nối mạng Wiless của Netcom. Các đội với 1 PC phải giải quyết tổ hợp 10 vấn đề khác nhau khó và dễ trong vòng 5 tiếng với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ chấm chuẩn quốc tế PC^2 và chỉ đúng mới được 1 điểm, sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.

8h35 các đội tuyển nhận đề và đọc đề, ngay từ phút đầu đã thấy khí thế của một trận chiến online – không phải là Game nhưng đối với các Coder thì đây quả là một game trí tuệ trong một trận đấu thứ hạng với 5 tiếng căng thẳng.

Phút thứ 3, HCMUNS nộp bài A và giành ngay 1 điểm, phút thứ 4 ba đội nộp bài A, đội Zodiac và Blue Eyes (BKHN) ghi ngay 1 điểm, đội TheLastChance sai lần 1 và bị cộng giờ 20 phút, nhầm lẫn tai hại đã làm mất điểm giành ngôi Vô địch, sau chỉnh sửa nhỏ đúng 1 phút TheLast chance ghi 1 điểm bài A, kế tiếp phút thứ 6 HCMUNS-Yzz nộp và giành 1 điểm bài A.

Trong 10 phút đầu có tới 10 đội đoạt 1 điểm cho bài A. Các đội Top đầu đã lộ diện.

Phút thứ 12 Đội Hồng Kông giải được bài B tạm dẫn đầu bảng kết quả với 2 điểm, trong 20 phút đầu có 5 đội giải đúng cả 2 bài A&B, nhưng còn có vài đội do không cẩn thận và thiếu kinh nghiệm nên đã bị cộng điểm thời gian 20 phút.

Bắt đầu từ bài thứ 3 đã hình thành các nhóm khác nhau để lựa chọn hướng giải quyết. Trừ 2 bài A&B được coi là dễ, các đội tuyển phải chịu thách thức tìm kiếm các bài phù hợp với mình để giải trong số 8 bài còn lại và việc này chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.  Đội Zodiac chọn bài D, còn TheLastChance lại chọn bài E, Đội Vision lại chọn bài F&H, Yzz chọn bài E. Ở loạt lựa chọn này TheLastChance vượt lên xong bài E ở phút 29, Zodiac ở phút 39 còn Hongkong HKUTS1 ở phút 40, nhưng có điều Zodiac nộp bài F 2 lần bị cộng thời gian 20 phút.

Và cuộc rượt đuổi thứ hạng tiếp tục với hành trình nhanh chóng giải các bài thứ 4, 5, và 6 trong 3 tiếng đầu tiên. Lúc này cho thấy các đội chưa nhiều kinh nghiệm đã gặp khó khăn, 2 đội FPT đều khó trong việc chọn bài 3 một đội nhằm tới bài I, còn đội kia tìm bài F. Hết 2 tiếng đã có 2 đội giải được 6 bài, một đội 5 bài và một vài đội đang có số bài giải được là 3 và 4.

Phút thứ 121 và 133 2 đội dẫn đầu giải tiếp được bài thứ 7, các đội bám đuổi phía sau vẫn giữ cự ly  5-6 bài là nhóm các đội hàng đầu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và 3 đội Việt Nam, riêng đội Hàn Quốc bị tắc lại ở bài I, lúc này đội coi là yếu hơn BK Hà Nội vẫn chỉ có 3 điểm .

Hết 3 tiếng, bóng màu hồng được mang ra cho bài giải được của 2 đội dẫn đầu là Zodiac và TheLastChance với 8 bài giải được và họ đã có 2 tiếng cuối cho chức Vô địch thử sức với bài thứ 9. Lúc này bám đuổi là đội Yzz với 6 điểm, Đội Hongkong HKUST1 và BKHN mới cùng có 5 điểm. Đáng chú ý đội không chuyên Bách Khoa HN BK Non-Pro đã có được 3 điểm trên rất nhiều đối thủ hạng Chuyên tin. Đáng nể là 2 đội BK Đà Nẵng và ĐH Sư phạm Tp HCM đều đã có điểm thứ 3.

Trong 2 tiếng cuối cùng, 2 đội dẫn đầu vẫn ở cùng điểm 8 và tìm cách bứt phá: Đội Zodiac thử bài G và nhằm công phá bài J còn TheLastChance chỉ công phá bài G. Các đội khác nhằm mốc 8 bài để bứt phá. Khi thời gian còn 1 tiếng đã có 3 đội được 8 điểm và đội thứ 3 vươn lên vị trí này là Vision ở phút thứ 270 và các đội 6 bài ở thời điểm này là : Hongkong HKUST1, Yzz, BKHN.

Tiếng cuối cùng HKUST1 nộp đúng thêm 2 bài được 8 điểm, Đội Yzz 1 bài, BK Hà Nội 1 bài nhóm Trung Quốc, Đài Loan Hồng kông khác thêm 1 bài và riêng KAIST mới qua được bài I ở phút 256 được 4 bài. 2 Đội FPT trong 3 tiếng cuối vẫn giữ vững con số 3 bài, bài giải thứ 4 được đội BK Đà Nẵng hoàn tất ở phút thứ 298 và Đội không chuyên BKHN Non-Pro có 4 điểm phút thứ 255.

Ba đội nộp bài ở phút cuối cùng dược điểm ngoạn mục đó là Đội Hồng Kông HKUST1 bài D phút thứ 298 trước đó phút 282 nộp bài H và được tổng 8 điểm đẩy Yzz xuống vị trí thứ 5, các đội nộp và được điểm ở phú 298,299 là BK Đà Nẵng với bài D tổng 4 điểm, ĐH kỹ thuật Hưng Yên bài H phút 299 được 3 điểm. Trong 20 phút cuối có 9 đội có thêm 1 điểm.

Kết quả chung cuộc Đội Zodiac (Zeijang University) Vô địch với 8 điểm/605 phút, 3 đội Nhất lần lượt là TheLastChance 8/620, HCMUNS Vision 8/923 và HKUST1 8/1395. 4 đội nhì chỉ có 7 và 6 điểm trong đó có HCMUNS Yzz bị đội Hongkong giành mất ngôi nhất trong 20 phút cuối cùng. Theo bảng kết quả có 4 đội giải được 8 bài, 2 đội 7 bài, 5 đội 6 bài, 1 đội 5 bài, 4 đội 4 bài, 11 đội 3 bài, 21 đội 2 bài và 27 đội chỉ giải được 1 bài. Vẫn có 33 đội không giải được bài nào. Trong 12 đội đứng đầu  có 6 đội Việt Nam và 6 đội Quốc tế trong đó chia đều cho 3 trường Việt Nam là Đại học Công nghệ QG Hà Nội, ĐH KHTN Tp HCM và Bách Khoa Hà Nội. Đội Quốc tế kém nhất là đội Ajou University 1 bài xếp thứ 60, đội KAIST (Hàn Quốc) đứng thứ 21 với 3 bài.

Điều thú vị, khi bốc thăm vị trí thi đấu hai đội đầu Zodiac và TheLastChance có vị trí máy cạnh nhau và bám đuổi từng bài: phút thứ 4 Zodiac nộp bài A thì TheLastChance nộp phút thứ 5, bài B TheLastChance nộp phút thứ 14 thì đội kia phút 16, bài F TheLastChance nộp phút thứ 29 thì đội kia phút 39, Zodiac nộp bài D phút thứ 54 thì TheLastChangce nộp bài E phút 52. Cứ như vậy đến bài thứ 8, Zodiac nộp bài C phút thứ 168 thì TheLastChangce nộp bài này phút 169. 2 bài còn lại thì TheLastChance 9 lần nộp bài G và thất bại, Zodiac thử 1 lần bài G và tập trung nộp bài J tới 2 lần. Nếu TheLastChance cẩn thận hơn để bài dễ A nộp lần 2 cộng điểm tính giải thời gian 20 phút thì với 8 bài 600 phút TheLastChance đã lần đầu giành ngôi Vô địch tại sân nhà. Nhưng dù sao việc quyết chiến với đội có thứ hạng cao là Zodiac đã thử sức tại bảng tử thần (site Beijing với các đội ĐH Thanh Hoa) thì TheLastChance đã hoàn thành tốt sứ mệnh tại kỳ thi này.

Theo bảng kết quả toàn cục, các đội ở top 12 là những đội tuyển rất có kinh nghiệm, hầu hết nộp bài một lần có điểm ngay không bị cộng điểm thời gian, đội HCMUNS Vision nộp 8 bài có điểm ngay 8 điểm không bị cộng điểm thời gian và nếu Vision không mất nhiều thời gian ở bài I (phút 240 so với Zođiac bài 8 ở phút 168) thì ngôi vô địch đã thuộc về họ. Các đội mới xung trận có lẽ do tâm lý nên bài dễ cũng bị cộng giờ như AoLuaHaDong bài A nộp tới 5 lần bài E 3 lần, Đội BK Hà Nội sau khi mắc ở bài A 2 lần phút thứ 17, các bạn đã thành công với 6  bài sau chỉ một lần là có ngay điểm.

Theo xếp hạng của các Đội Việt Nam Nhất Đại học Công nghệ QG Hà Nội, Nhì Đại học KHTN Tp HCM, Ba Đại học Bách Khoa Hà Nội, thứ 4 : Bách khoa Đà Nẵng, kế đó là ĐH Sư phạm Tp HCM và Đại học FPT. Đáng chú ý Đội không chuyên tin Bách khoa Hà Nội BK-NonPro đồng hạng ba có thứ hạng 16 với 4 bài và 935 phút.

Bảng xếp hạng các Đội không chuyên  Việt Nam Nhất Bách khoa Hà Nội BK-NonPro, Nhì ĐHBK Tp HCM đội VNU_BK_CHIP 2 bài/212 phút, giải ba thuộc về Đại học CNTT Tp HCM VNU HCM – UIT 2 với 2 bài/216 phút.

Đại học Công nghệ QG Hà Nội, Nhì Đại học KHTN Tp HCM, Ba Đại học Bách Khoa Hà Nội, thứ 4 : Bách khoa Đà Nẵng, kế đó là ĐH Sư phạm Tp HCM và Đại học FPT. Đáng chú ý Đội không chuyên tin Bách khoa Hà Nội BK-NonPro có thứ hạng 16 với 4 bài và 935 phút.

Từ 2005, Việt Nam liên tục có trường Đại học có đội tuyển sinh viên trong xếp hạng Top 100 trường Đại học ghi danh trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC - kỳ thi có lịch sử 33 năm, kỳ thi của  trí tuệ tập thể danh tiếng nhất thế giới dành cho sinh viên CNTT các trường Đại học.

Ngôi Vô địch ACM/ICPC Tp Hồ Chí Minh đã thuộc về Zodiac (Zeijang University) và kế tiếp là TheLastChance Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội.

Theo kết quả vòng loại ACM/ICPC Tp Hồ Chí Minh thì Zodiac và TheLastChance – Đại học Công nghệ QG Hà Nội đã chắc chắn ghi danh tham dự World Final ACM/ICPC tại Stockhom 4/2009. Năm 2008, Châu Á  với 15 điểm vòng loại sẽ được chọn 35 đội vào Chung kết, vì vậy đội HCMUNS-Vision vẫn còn nhiều cơ hội được vé tham dự World Final ACM/ICPC tại Stockhom. Như vậy ở năm thứ 4 khi Việt Nam tham gia vào cuộc chơi ACM/ICPC chúng ta lại có tên trong top 100 trường có mặt tại World Final và nhiều khả năng có 2 trường góp tên trong danh sách top 100 của Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tổ chức tại Stockhom Thuỵ Điển tháng 4/2009.

Là năm thứ 3 Việt Nam được đăng cai tổ chức vòng loại ACM/ICPC khu vực Châu Á, lần đầu tại Đại học Công nghệ QG Hà Nội tháng 11/2006 chỉ có 55 đội tuyển đến từ 33 trường Đại học từ trong đó có 10 đội quốc tế (5 đội Trung Quốc, 3 đội Hàn Quốc, 1 đội Nhật Bản, 1 đội Hồng Kông) với ngôi Vô địch thuộc về Đội H_E_A_T Đại học Giao thông Thượng Hải và Đội Việt Nam tham dự WF ACM/IC 2007 tại Nhật Bản là Chicken – Đại học Công nghệ QG Hà Nội, năm 2007 tiếp theo tại Đại học Đà Nẵng đã có bước tiến với 93 đội tuyển (298 sinh viên) tham dự trong đó có 10 đội quốc tế (4 đội Trung Quốc, 1 đội Hàn Quốc, 1 Nhật Bản, 2 Đài Loan, 2 Hồng Kông – không có ASEAN) và ngôi Vô địch thuộc về Đội ZSU_Merak, Zhongshan(Sun Yat-sen) University, Đội BUGS (năm 2008 là đội HCMUNS Yzz) Đai học KHTN ĐHQG Tp HCM cùng Đội DragonCoders, Đai học Công nghệ ĐHQG Hà Nội vào Chung kết toàn cầu vào tháng 4/2008 tại Canađa. Năm 2008, điểm vòng loại Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh đã có tới 108 đội tuyển tham gia đạt con số kỷ lục. Sau khi nhận được thông báo kết quả ông Bill Poucher Executive Director, ACM-ICPC lập tức có thư khen ngợi: “ Wow!  What a great contest!. Bill“ (ngày 25/11).

Tính đến nay đã có 3 trường Việt Nam đã có tên trong bảng xếp hạng World Final ACM/ICPC toàn cầu là Bách Khoa Tp HCM (2006), Đại học Công nghệ QG Hà Nội (2007,2008,2009) và Đại học KHTN – ĐHQG Tp HCM (2008). Năm 2009 đội chắc chắn ghi danh vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC là đội TheLastChace từ Đại học Công nghệ QG Hà Nội. Ngoài ra trước đó và đến nay còn các đội toàn Việt Nam cũng có mặt như đội của Đại học Công nghệ Nayang (Singapore), nhiều sinh viên Việt Nam du học cũng có mặt trong các Đội tuyển thuộc Bắc Mỹ và Úc – NewZiland.

Điều đáng chú ý, các Đội quốc tế mạnh đều thi đấu ở 2 điểm vòng loại nhằm mục tiêu giành vị trí vào Chung kết toàn cầu nhưng còn cho thấy rõ ý đồ luyện tập cho các đội tuyển qua thi đấu cọ sát nhất là các đội đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong. Việc thi đấu như vậy cũng tăng hệ số khi tính điểm cho các nước, các trường khi xem xét vào danh sách tham dự Chung kết toàn cầu. Năm 2008 với sự nhiệt tình và hỗ trợ của Ban lãnh đạo một số trường hàng đầu Việt Nam nhằm cải thiện vị trí quốc tế và nâng tầm thương hiệu Quốc tế, tại điểm vòng loại Đông Nam Á Kỳ thi ACM/ICPC-  Kuala Lumpur Đại học Công nghệ QG Hà Nội đã quyết định cử TheLastChance tham dự, Đại học KHTN Tp HCM cử HCMUNS Vision và HCMUNS Yzz tham dự, nếu kết quả thứ hạng tốt chắc chắn đội Việt Nam thứ 2 sẽ có mặt trong World Final năm 2009. Điều đáng chú ý là Malaixia chưa từng có đội tuyển được vào Chung kết toàn cầu, nhưng họ đã đầu tư để năm 2010 Kuala Lumpur đăng cai Chung kết toàn cầu ACM/ICPC. Ông Bill Poucher Executive Director, ACM-ICPC sẽ có mặt và chứng kiến trực tiếp tại điểm vòng loại Kuala Lumpur, tại đây sẽ là cuộc đọ trí căng thẳng với các đại diện Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonexia, Philipin và chắc không thiếu các đội Trung Quốc, Đài Loan và Hongkong. Các tên tuổi đáng chú ý sẽ là: National Tsing Hua University, Shanghai Jiaotong University, Zhongshan (Sun Yat-sen) University (TQ), Wadesa (Japan), Chulalongkorn University (Thailand), NTU và NUS (Singapore), Bina Nusantara University (Indonexia) National Taiwan University (Đài Loan) Universiti Darul Iman Malaysia (Malaisia). Danh sách tại : http://cm2prod.baylor.edu/public/worldmap/reservationList.jsf?_afPfm=6d3fec9e . Đây là một trong những điểm vòng loại cuối cùng của Châu Á tổ chức vào ngày 15-16/12/2008 tại International Islamic University Malaysia (Kuala Lumpur). Chúc ba đội tuyển mạnh nhất của Việt Nam mang vinh dự về cho trường của mình và Việt Nam.

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 17 (OLP’08) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tê ACM/ICPC Khu vực Châu Á tại Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh đã được tổ chức thành công và chu đáo. Để đón gần 1000 sinh viên và thầy cô tham dự Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh tuy là trường dân lập lần đầu tiên đăng cai tổ chức nhưng đã hết lòng vì thành công của cuộc thi và khẳng định việc không kể công lập hay dân lập cũng có thể tham gia bình đẳng và đăng cai tổ chức những sự kiện hoạt động lớn như OLP’08 và ACM/ICPC. Với hơn 500 PC cho OLP’08 ở các giải cá nhân, triển khai mạng kỹ thuật phức tạp và cường độ cao các thầy cô, đội ngũ kỹ thuật và sinh viên tình nguyện của trường đã minh chứng cho khả năng tổ chức của mình. Tuy là trường dân lập, điều kiện địa điểm còn chật hẹp, nhưng Ban giám hiệu đã đăng cai Kỳ thi ACM/ICPC Tp Hồ Chí Minh tại Hội trường Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh dành cho sinh viên CNTT cả nước và Quốc tế được thăm quan và thi đấu trí tuệ tại một địa danh nổi tiếng của Tp Hồ Chí Minh. Tuy không có nguồn hỗ trợ từ nhà nước nhưng OLP’08 và ACM/ICPC đã nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của các Doanh nghiệp đặc biệt Tập đoàn BCVT Việt Nam vẫn tiếp tục 6 năm là Nhà tài trợ chính, IBM luôn là Nhà tài trợ ACM/ICPC quốc tế, các Doanh nghiệp như CMS đã tài trợ PC thi ACM/ICPC, Công ty VERN tài trợ LCD 19”, Công ty Netcom tài trợ và đảm bảo mạng không dây cho kỳ thi. Các Doanh nghiệp khác đã có phần thưởng xứng dáng cho sinh viên đoạt giải bằng hiện vật như FPT, HP, IBM, Microsoft, Intel, Venr…. FPT đã treo giải thưởng 100 triệu đồng cho Đội Việt Nam nào ghi danh trong top 30 trong xếp hạng ACM/ICPC năm 2009.

Phạm Tuấn Vũ (giữa) SV ĐH KH Tự nhiên Tp.HCM đoạt cúp vàng và hai cúp bạc và đồng của giải Siêu cúp năm nay - ảnh: L.Quỳnh, (Nguồn: Vietnamnet)

Các sinh viên Việt Nam đã tự khẳng định mình “tự tin đi ra biển lớn hội nhập Quốc tế” bằng việc cùng tranh giành đẳng cấp cao nhất với các Đội tuyển quốc tế đặc biệt là Trung Quốc đã từng 2 lần vô địch ACM/ICPC toàn cầu trong 5 năm gần đây. Với việc 2 đội Việt Nam đoạt giải nhất hạng 2 và 3 (trong số 4 giải nhất) không thua kém về  số lượng và thời gian bài giải ( 8/10 bài) và 75 đội có điểm ở mọi thứ hạng  cạnh tranh ngang ngửa với các đội Quốc tế là minh chứng cho xu thế vươn lên của sinh viên CNTT-TT Việt Nam. Kỳ thi ACM/ICPC là một  hoạt động thiết thực cho sinh viên trong tiến trình hội nhập đáng được quan tâm nhằm từng bước đưa các tên tuổi của Đại học Việt Nam vào danh mục các trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT-TT đẳng cấp Quốc tế. Thành công của kỳ thi ACM/ICPC tại Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh đã khẳng định xu thế “xã hội hoá” các hoạt động chuyên môn mang tính phong trào và các hoạt động thúc đẩy tài năng của các tổ chức xã hội nghề nghiệp  trong mối liên kết chặt chẽ của ngành Giáo dục Đào tạo cùng các bộ, ngành nhà nước với sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức và doanh nghiệp theo tiêu chí “chất lượng chuyên môn và hiệu quả cao, tiết kiệm ”.

Các thí sinh háo hức chụp hình lưu niệm cuối buổi phát thưởng - ảnh: L.Quỳnh, (Nguồn: Vietnamnet)

Việt Nam tiếp tục có đại diện lọt vào vòng chung kết thế giới ACM/ICPC khẳng định thương hiệu của các trường đại học Việt Nam. Đó cũng là nỗ lực của cá nhân các tài năng sinh viên Việt Nam qua việc tập dượt trong các kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam hàng năm trong tiến trình hội nhập, góp phần nâng cao vị thế của tài năng trẻ Công nghệ thông tin trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chúc các đội tuyển đại diện cho giới trẻ CNTT-TT Việt Nam cải thiện và nâng tầm thứ hạng Việt Nam trên bản đồ đào tạo CNTT-TT bậc đại học toàn cầu tại vòng Chung kết ACM/ICPC năm 2009. Qua 17 năm phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam và 4 lần tham dự Kỳ thi ACM/ICPC nếu nhìn sinh viên CNTT là đối tượng chính của giáo dục Đại học thì trong lĩnh vực CNTT các trường Đại học hàng đầu Việt Nam, các sinh viên CNTT Việt Nam đã chắc chắn hoàn thành sứ mệnh xếp hạng trong Top 100 các trường có đẳng cấp Quốc tế về CNTT trong bảng xếp hạng chính thức ACM/ICPC toàn cầu. Hơn thế nữa tại bảng xếp hạng theo lãnh thổ cho lập trình sinh viên Việt Nam cũng đang có thứ hạng19 trong bảng tổng sắp TopCoder với gần 10.000 thành viên, Việt Nam cũng đã không dưới hai lần đoạt giải và tham gia Chung kết Imagine CUP toàn cầu và đang từng bước có các Đội tuyển có sản phẩm sang tạo CNTT từ các sinh viên vào Chung kết Imagine CUP 2009 tại Ai Cập. Nếu năm 2006 đội Chicken Đại học Công nghệ QG Hà Nội có thứ hạng 44/88 tại World Final mong rằng với quyết tâm và sự tự tin các bạn trẻ CNTT Việt Nam sẽ đưa thứ hạng của mình lên Top 30 và 40 trong World Final ACM/ICPC 2009.

Chúc các bạn trẻ CNTT thành công!

Ban Tổ chức OLP’08 và ACM/ICPC Việt Nam

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0