Thứ bảy, 27/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/11/2008
Phân phối ICT trước giờ "G"

Theo cam kết WTO, từ 1/1/2009, thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn. Với mặt hàng CNTT và di động, cuộc chiến sẽ còn khốc liệt hơn nữa.

Xu hướng "phớt lờ" nhà phân phối

Trước đây, các hãng sản xuất hàng CNTT và di động nước ngoài bán hàng vào Việt Nam qua nhà phân phối trong nước. Không chỉ là đại lý giao hàng tại Việt Nam, những nhà phân phối còn kiêm luôn vai trò là văn phòng đại diện cho các hãng sản xuất, chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm, hình ảnh.

Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các hãng sản xuất nước ngoài bắt đầu tham gia sâu hơn vào thị trường, qua việc lập văn phòng đại diện hoặc lập công ty liên doanh tại Việt Nam, vì vậy vai trò của các nhà phân phối giảm đi, đồng nghĩa với lợi nhuận từ chiết khấu cũng giảm. Xu hướng này rõ rệt hơn trong thời gian gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối bán lẻ, cho phép các hãng nước ngoài được mở công ty 100% vốn tại Việt Nam trong lĩnh vực này.

Sony và Panasonic là hai nhà sản xuất nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực CNTT đã tiến hành phân phối trực tiếp tới các công ty bán lẻ tại Việt Nam, bỏ qua nhà phân phối. Không chỉ có Sony, các hãng công nghệ khác như Asus, HP, Lenovo hay Acer cũng đang theo xu hướng này. Cách đi của các hãng là tiếp quản từng bước. Đầu tiên là lập văn phòng văn đại diện, trực tiếp làm tiếp thị, phát triển thương hiệu, làm việc và thỏa thuận chiết khấu trực tiếp với các nhà bán lẻ. Nhà phân phối chỉ có vai trò trung gian nhập hàng và chuyển hàng.

Trước xu hướng này, Tập đoàn FPT, nhà phân phối hiện chiếm khoảng 50-60% thị phần trong lĩnh vực CNTT và di động tại Việt Nam, gần đây đã tuyên bố thành lập Tổng công ty phân phối FPT trên cơ sở sáp nhập 3 công ty: Công ty phân phối FPT (FDC), Công ty công nghệ di động FPT (FPT Mobile) và Công ty bán lẻ FPT (FPT Retail). Việc sáp nhập này theo FPT là nhằm tạo ra công ty phân phối hùng mạnh.

Đại diện Công ty phân phối FPT cho biết: "Sau khi mở cửa thị trường phân phối bán lẻ, chỉ có những công ty nào đủ mạnh về tài chính, có hệ thống phân phối tốt, quản lý hệ thống hậu mãi tốt, có chiến lược phát triển dài hạn mới có thể tồn tại được".

Bán lẻ: Đua quy mô

Không như lĩnh vực phân phối, theo ông Trần Xuân Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh, các công ty bán lẻ trong nước sẽ bị tác động ít hơn bởi việc mở cửa thị trường này cho nước ngoài. "Các hãng bán lẻ nước ngoài trong lĩnh vực CNTT và di động sẽ vào chậm hơn, dự kiến sau năm 2010", ông Kiên nói.

Lý do theo ông là vì bán lẻ hàng CNTT và di động liên quan đến bảo hành sau bán hàng. Các hãng bán lẻ nước ngoài chỉ bán hàng, giao phó việc bảo hành cho các hãng sản xuất. Trong khi đó, hầu hết các nhà sản xuất nước ngoài trong lĩnh vực này chưa có trung tâm bảo hành độc lập tại Việt Nam. Vì vậy, nếu vào Việt Nam trong thời điểm hiện nay, họ sẽ phải xây dựng mô hình riêng, thiết lập thêm bộ phận bảo hành như các công ty bán lẻ Việt Nam đang làm hiệõn nay. Do đó, thời điểm các hãng bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam sẽ diễn ra khi những nhà sản xuất nước ngoài như HP, Lenovo mở trung tâm bảo hành độc lập.

Hiện nay, trong mảng máy tính mới duy nhất Acer có trung tâm bảo hành độc lập tại Việt Nam, còn lại các thương hiệu khác như HP, Lenovo, NEC hay Toshiba đều ủy quyền việc bảo hành cho công ty nội địa.

Tuy nhiên, sự tham gia của những tập đoàn bán lẻ nước ngoài trong thời gian không xa đang khiến cho cuộc đua giữa công ty bán lẻ hàng CNTT trong nước trở nên gay gắt hơn. Theo một số doanh nghiệp, khi nước ngoài nhảy vào những doanh nghiệp quy mô nhỏ khó có cơ hội sống sót, vì vậy trong năm 2008, cuộc đua xây dựng trung tâm mua sắm hàng điện tử và CNTT giữa các hãng bán lẻ trong nước diễn ra rất sôi động. Không chỉ đua nhau xây dựng trung tâm mua sắm bề thế, các công ty bán lẻ như Trần Anh, Nguyễn Kim còn bành trướng sang lĩnh vực khác để tận dụng mặt bằng và đa dạng mặt hàng.

Theo khảo sát mới đây của Bộ Công thương, giá bán tại các trung tâm mua sắm, siêu thị trong năm 2008 đã rẻ hơn giá bán cửa hàng do cung cấp số lượng lớn và đa dạng mặt hàng. Không chỉ có lợi thế giá và bán được nhiều mặt hàng, các trung tâm mua sắm còn có lợi thế thương hiệu.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0