Thứ tư, 08/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/11/2008
Chính phủ điện tử: Chọn giải pháp và hướng phát triển nào?

Với các giải pháp ứng dụng cho quá trình triển khai Chính phủ điện tử, hội thảo "Giải pháp và xu hướng phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước" đã được Viện Chiến lược và Văn phòng Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức vào 7/11 vừa qua, với sự tham gia của các Sở TT-TT tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc phát triển Công ty Intel Việt Nam giới thiệu về những phát triển mới trong kiến trúc bộ vi xử lý Core của Intel tại hội thảo Giải pháp và xu hướng phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: H.H.
Trong phần đầu của chương trình hội thảo, Công ty Intel VN đã giới thiệu về các xu hướng và lộ trình phát triển công nghệ mà Intel đang triển khai, cùng các chương trình hợp tác với địa phương về nâng cao ứng dụng CNTT.

Giới thiệu tại hội thảo, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc phát triển công ty Intel Việt Nam đã giới thiệu về các bộ vi xử lý mới dựa trên nền tảng kiến trúc Core, với hiệu năng tốt hơn. Theo ông Thanh giới thiệu, với bộ vi xử lý thế hệ mới sử dụng công nghệ 45 nm của Intel, khả năng tiết kiệm mức điện năng tiêu thụ được nâng cao lên rất nhiều.

Chip được thiết kế với công nghệ 45nm có số lượng bóng bán dẫn gần như gấp đôi so với chip 65nm trên cùng diện tích. Một bộ vi xử lý 4 nhân chứa khoản 800 triệu bóng bán dẫn. Bóng bán dẫn sử dụng chất liệu Hafnium cũng tăng cường khả năng tiết kiệm điện năng, giảm thiệu lượng điện năng bị rò rỉ.

"Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, nếu sử dụng trong vòng 2 năm, dòng chip vi xử lý 45 nanomet mới của Intel sẽ tiết kiệm được chi phí điện năng tiêu thụ ngang với giá thành của chính con chip đó", ông Thanh cho biết.

"Do vậy, việc lựa chọn giải pháp và thiết bị phần cứng cho các dự án triển khai Chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới tổng kinh phí và tính khả thi của dự án."

Xu hướng nguồn mở hóa giải pháp CPĐT

Tham luận tại hội thảo, công ty INet cũng giới thiệu các ứng dụng nguồn mở trong các cơ quan nhà nước. Ông Nguyễn Văn Hiền, Tổng GĐ INet trình bày những thuận lợi của phần mềm nguồn mở khi ứng dụng vào Chính phủ điện tử như giải quyết được vấn đề bản quyền phần mềm, khả năng đáp ứng cho các lĩnh vực đều đã sẵn sàng, tính mở khi triển khai hệ thống giải pháp...

Ông Hiền cũng đưa ra những số liệu dẫn chứng về tỉ lệ ứng dụng FOSS (Free and Open Source Software - Phần mềm nguồn mở và miễn phí) trên thế giới đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, và hiện đã rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Nguồn mở đang có mặt trên 62% các kiến trúc hệ thống máy tính chính hiện nay, chiếm chủ đạo về lĩnh vực máy chủ web và email. Nếu triển khai phần mềm nguồn mở, tổng số kinh phí cho một dự án sẽ giảm ít nhất 40%. GNU/LINUX là Hệ điều hành tin cậy nhất hiện nay, vượt qua mọi hệ điều hành khác có mặt trên thế giới.

Đơn vị tổ chức hội thảo, Viện chiến lược TT&TT cũng tham luận với các bài gới thiệu về cổng giao tiếp điện tử trên nền công nghệ Sharepoint, cùng một số chương trình đào tạo ngắn hạn tập trung vào lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông, giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các Sở TT-TT nắm được kiến thức cơ bản trong quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí và xuất bản tại địa phương.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0