Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/11/2008
Tám yếu tố để phát triển bền vững hạ tầng viễn thông quốc gia

 Ảnh: Thuỷ Nguyên
 

Trọn vẹn buổi sáng nay, 11/11, cuộc trả lời trực tuyến lần thứ 8 trong năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) do Thứ trưởng Thường trực Lê Nam Thắng chủ trì với chủ đề “Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia” đã thu hút được sự tham gia, đặt câu hỏi của đông đảo độc giả mạng.

Thông qua buổi trả lời trực tuyến này, Bộ TT&TT đã cung cấp, chuyển tải một số nội dung tập trung vào các vấn đề phát triển lĩnh vực hạ tầng viễn thông của Việt Nam.

 

Vẫn còn băn khoăn về Chiến lược ngành viễn thông Việt Nam

Câu hỏi của độc giả Lê Thanh đến từ Hà Nội đặt ra với Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Chiến lược ngành Viễn thông Việt Nam là gì, nhất là công nghiệp sản xuất thiết bị cho mạng? Thực tế đến giờ khi đi xem triển lãm về viễn thông và công nghệ thông tin thì chỉ thấy sản phẩm nhập ngoại mặc dù thị trường Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Ngành đã hội nhập, đi tắt đón đầu cả chục năm rồi mà vẫn chưa nhìn thấy sản phẩm nào là chủ đạo?

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, đây là một câu hỏi rất hay, thể hiện sự quan tâm đến ngành. Những năm qua, lĩnh vực viễn thông và Internet được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, điều đó thể hiện qua các văn bản: Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020…

Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (trong đó bao gồm công nghiệp phần cứng) là một trong 4 trụ quan trọng nhất bên cạnh Hạ tầng, dịch vụ và nguồn nhân lực.

Chính sách Công nghiệp sản xuất thiết bị cho mạng của Việt Nam được thể hiện rõ nhất tại Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 trong đó nhấn mạnh các sản phẩm chủ đạo như: Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin-viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ; Tăng tỉ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất/lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp; ận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành Công nghiệp điện tử. 

Chứng minh sự tin tưởng vào tiềm năng ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam, với phương châm hội nhập đi tắt đón đầu, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã nêu ra những thành tựu quan trọng mà ngành đã đạt được trong thời gian qua.

 

Nếu như thu hút đầu tư nước ngoài trước năm 2000 chỉ mới có hiện diện đáng kể của công ty Fujitsu (1994) xây dựng nhà máy sản xuất bảng mạch chủ cho máy tính, thì trong giai đoạn 2000-2010, một loạt các doanh nghiệp CNTT hàng đầu thế giới đã đầu tư dây truyền sản xuất với qui mô lớn như Canon (2000), Intel (2007), IBM (2007), Foxcon (2007). Trong giai đoạn 2009-2010 khi các doanh nghiệp này đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu cho ngành công nghiệp CNTT Việt Nam.


Năm 2007, tổng doanh thu Công nghiệp CNTT&TT khoảng 1,74 tỷ USD, tổng doanh thu công nghiệp phần cứng máy tính khoảng 1,38 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm…

 

Tám yếu tố để phát triển bền vững hạ tầng viễn thông quốc gia

 

Đề cập tới vấn đề hiểu thế nào là phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, có tám yếu tố không thể thiếu.

 

Trước hết, đó phải là cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ, băng thông rộng, tốc độ cao, vùng bao phủ rộng. Một hạ tầng viễn thông bền vững còn phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; Chất lượng dịch vụ phải ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia; Giá cước dịch vụ viễn thông phải hợp lý và phù hợp với thu nhập để đảm bảo quyền truy cập của mọi người dân; Sự phát triển phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm  sự khác biệt giữa các vùng miền; Phát triển cơ sở hạ tầng  phải gắn với việc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cuối cùng là bảo đảm sự phát triển ổn định thị trường viễn thông trên cơ sở, hài hoà lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng.

Để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông phải triển khai đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông và Internet.

Cho tới thời điểm này, việc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet đã được Bộ tíến hành quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh; tận dung cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên viễn thông và các nguồn lực quốc gia.

Bộ cũng đã có những cơ chế, chính sách cấp phép phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ Internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới đã được đầu tư; phát triển hạ tầng mạng nội hạt để cung cấp các dịch vụ truy cập băng rộng, kết nối mạng máy tính, tận dụng cở sở hạ tầng sẵn có (truyền hình cáp, thông tin trên đường dây điện lực…) để cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet kết hợp với các dịch vụ khác.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0