Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/11/2008
HỘI THẢO APEC: “GIA CÔNG PHẦN MỀM, CƠ HÔI CHO CÁC DOANH NGHIỆP CNTT VỪA VÀ NHỎ”

(Ngày 27/10/2008, tại Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội), Hội Tin học Việt Nam và Viện Công nghệ Thông tin đã tổ chức Hội thảo về “Gia công phần mềm, cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Hội thảo được bảo trợ bởi Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  

Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, đại diện Hội Tin học Việt Nam đã đến dự, đọc diễn văn chào mừng. Tham dự hội thảo, ngoài đại diện các cơ quản quản lý nhà nước về CNTT-TT, còn có trên 20 đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC (Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Philipines, Thái Lan…), các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ các tổ chức, doanh nghiệp phần mềm lớn của Mỹ, Ấn Độ, các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT trong và ngoài nước như Tata Consultancy Services (Ấn độ), FPT Software, CMCSoft, Tinh Vân…, các tổ chức và cơ sở đào tạo, nghiên cứu về CNTT.
Với 25 báo cáo bám sát chủ đề gồm có 13 báo cáo nước ngoài và 12 báo cáo trong nước. Các tham luận đã đề cập đến những nội dung phong phú của lĩnh vực hoạt động kinh tế có tính đặc thù cao này.
Các đại biểu đến từ Ấn Độ đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thành công của mình và đề cao vai trò của tính sáng tạo trong việc hợp tác sản xuất phần mềm. Ông Lalit Sawhney, Phụ trách về Marketing của Liên minh Quốc tế về CNTT (IFIP) cho rằng để định hướng chuẩn bị công nghệ cho các công ty làm gia công phần mềm thì việc triển khai các hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), phát triển và bảo trì phần mềm ứng dụng cho khách hàng và triển khai các phần mềm hỗ trợ người sử dụng… là một trong những nội dung đáng lưu ý. Bên cạnh đó, ông Lalit Sawhney cũng chỉ ra các hình thức khác nhau trong cách nhận việc từ công ty lớn của nước ngoài trong các khâu như thiết kế, lập trình, kiểm thử và hỗ trợ. Đại biểu này còn chỉ ra các thách thức đối với các công ty với quy mô nhỏ làm gia công phần mềm như sự thiếu chủ động trong hoạt động của công ty, quy trình làm việc, thiếu quy trình bài bản và quan trọng, tài liệu liệu không chuẩn…. là nguyên nhân dẫn đến việc khó cạnh tranh trong thị trường gia công phần mềm xuất khẩu.
Các đại biểu khác của các nền kinh tế thành viên đã báo cáo trước hội thảo hiện trạng và cơ hội riêng về hợp tác phát triển phần mềm, trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau.
Ông Michael Mudd, Giám đốc chính sách cộng đồng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Điện toán Hoa Kỳ - đại biểu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã nêu lên những phát hiện của mình về các nhân tố cốt yếu để thu hút khách hàng từ các nền kinh tế phát triển, như sự trao đổi liên lạc với các đối tác đặt hàng một cách tin cậy và nhanh chóng; sự dự báo chính xác về các chi phí liên quan như nhân công, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, chi phí truyền thông và khai thác Internet một cách hiệu quả cùng với các kỹ năng cần có cho việc trở thành đối tác có chất lượng, đáp ứng được đòi hỏi của những dự án phần mềm lớn.
Các đại biểu thuộc các nền kinh tế đang phát triển đã đề xuất những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng doanh nghiệp CNTT cỡ nhỏ và những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển năng lực cạnh tranh.
 
Trên cơ sở nhận xét rằng 90% công ty làm phần mềm là “rất nhỏ” (từ 1 đến 25 nhân viên), ông Anukul Tamprasirt, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Thai Lan đưa ra khuyến nghị về chuẩn công nghệ phần mềm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT- Bộ Thông tin Truyền thông đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về tình hình gia công và sản xuất phần mềm trong nước như sự phát triển thêm nhiều khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm, với hơn 1000 công ty làm phần mềm, sử dụng 48 nghìn lao động. Trong số đó chỉ có 2 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn CMMI mức 5, 10 doanh nghiệp đạt CMMI mức 4, mức 3 hoặc ISO 9001. Có khoảng 200 công ty lớn tham gia gia công phần mềm và các dịch vụ liên quan đến phần mềm với thị trường chính là Nhật, Bắc Mỹ và Tây Âu. Đại diện Vụ CNTT- Bộ Thông tin Truyền thông còn chia sẻ các khía cạnh cụ thể về chính sách hỗ trợ trong gia công phần mềm bằng việc ra đời và ban hành các chính sách, văn bản cụ thể của nhà nước như Luật Giao dịch điện tử (1/7/2006), Luật Sở hữu trí tuệ (1/7/2006), Luật CNTT (1/1/2007), trong đó phải kể đến các nghị định triển khai dưới luật: giao dịch điện tử, ứng dụng CNTT trong ngân hàng điện tử, tài chính điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, chống Spam…
Đặc biệt, số tham luận của các đại biểu Việt Nam là khá phong phú và đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong thực tế làm gia công phần mềm ở Việt Nam: phân tích tình hình thị trường phần mềm trong và ngoài nước, cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp làm phần mềm Việt Nam, yêu cầu trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ kỹ sư CNTT cho các dự án phần mềm từ nước ngoài.
Hội thảo được tổ chức từ 27-29/10, đặc biệt sáng 29/10 tại nhà A7- Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ là phần toạ đàm trao đổi (Panel discussion) hứa hẹn nhiều sự tranh luận sôi nổi giữa các diễn giả và đại biểu tham dự. Cũng tại phần toạ đàm này, một số doanh nghiệp, tổ chức lớn đến từ Nhật Bản như Omron, NANO… sẽ chia sẻ và tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Bà Lương Chi Mai, Phó Viện trưởng Viện CNTT, Uỷ viên BCH Hội Tin học Việt Nam hy vọng hội thảo sẽ là một kênh đối thoại tích cực góp phần vào việc xây dựng một mạng lưới hợp tác về gia công phần mềm trong khuôn khổ các nền kinh tế thành viên APEC từ các cơ quan doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo CNTT-TT tại Việt Nam với các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thành viên APEC
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết với số khách mời khoảng trên 200 người, hội thảo là một cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà quản lý và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh liên kết trong lĩnh vực gia công phần mềm. Hội thảo là một hoạt động song hành cùng với Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 17 (ITWeek 17).
 
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0