Thứ tư, 08/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/10/2008
Kho bạc dùng chữ ký điện tử thành công

Sau 2 năm áp dụng, Kho bạc Nhà nước (KBNN) được đánh giá là đơn vị tiên phong áp dụng thành công giải pháp chữ ký số cho hệ thống thanh toán điện tử.

Với gần 700 chi nhánh và hơn 14.000 người sử dụng, việc ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN đòi hỏi sức người, sức của không nhỏ. Có thể kể ra đây một số ứng dụng tiêu biểu như: Chương trình kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN; Chương trình thanh toán chuyển tiền điện tử; Chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp… Đặc biệt, trải qua những khó khăn ban đầu việc ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký điện tử trong công tác thanh toán của KBNN đã đem lại kết quả rất ấn tượng.

Bước khởi đầu gian nan

Với nhiệm vụ nặng nề là tổ chức công tác thanh toán, thu hộ chi hộ giữa các đơn vị trong toàn quốc, KBNN đã tích cực tìm giải pháp công nghệ thích hợp. Năm 2005, đơn vị bắt tay xây dựng hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử với yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải lựa chọn giải pháp bảo mật hiện đại để đảm bảo an toàn, chính xác và nhanh chóng.

Ngay những bước đi đầu tiên đã gặp phải nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan. Ông Nguyễn Đại Trí, Giám đốc Trung tâm Tin học và Thống kê - KBNN kể lại: thời điểm này Luật Giao dịch điện tử mới ban hành, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Trong hoàn cảnh chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, KBNN phải tự xây dựng các quy định riêng cho hệ thống thanh toán điện tử để vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trong khi đó, nhận thức về chữ ký điện tử của người sử dụng còn rất hạn chế, chưa hình thành thói quen sử dụng thẻ bảo mật.

Tiếp đến là hàng “núi” khó khăn trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Hệ thống chứng thực điện tử (CA) của ngành tài chính mới dừng lại ở những ý tưởng và các chương trình nghiên cứu nên quyết định lựa chọn giải pháp kỹ thuật cho hệ thống KBNN vấp phải nhiều trở ngại. Trong khi các nguồn lực phát triển CNTT còn hạn chế, thủ tục đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho ứng dụng CNTT còn rườm rà, máy móc, không đáp ứng được yêu cầu đặc thù. Lựa chọn công nghệ thích hợp

Hạ tầng công nghệ của chứng thực điện tử là cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) với nền tảng là mật mã khóa công khai và chữ ký số. Người sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử sẽ được cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (CA) cấp cho chứng chỉ số, được gắn một cặp khóa mã (khóa bí mật và khóa công khai). Trong đó, người dùng sử dụng khóa bí mật để tạo chữ ký số, người nhận sẽ dùng khóa công khai để giải mã chữ ký số và biết được người gửi là ai.

Ông Nguyễn Đại Trí cho biết, KBNN chính thức triển khai chữ ký số từ tháng 5/2006, áp dụng đầu tiên trong hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc ngoại tỉnh, sử dụng giải pháp Microsoft Certificate Authentication và lưu trữ khoá bảo mật bằng PKI Smart Card. Trước đó, từ năm 2003, đơn vị đã chủ động xây dựng giải pháp mã hoá và ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán cho hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc nội tỉnh trên mạng diện rộng bằng thuật toán RSA trên nền tảng công nghệ Oracle PL/SQL với khoá bảo mật được lưu trữ trên đĩa mềm.

Hệ thống thanh toán điện tử của KBNN áp dụng hình thức bảo mật tiên tiến bằng việc sử dụng hệ thống xác thực CA trong cấp, quản lý và chứng thực chữ ký điện tử cho các lệnh thanh toán (chứng từ điện tử). Các thuật toán mã hóa bất đối xứng cũng như chữ ký điện tử của người sử dụng được lưu trên thiết bị thẻ PKI SmartCard (chống sao chép, nhân bản) dùng cho việc định danh, xác thực và mã hóa dữ liệu. Trung tâm ứng dụng Công nghệ điện tử viễn thông (NacenComm) là nhà cung cấp giải pháp và thiết bị. Còn Công ty Giải pháp phần mềm FPT-FSS đảm nhiệm khâu tích hợp và triển khai.

Những kết quả khả quan

Chính thức từ 01/05/2006, đến nay hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử vận hành đã cấp gần 2.500 chứng thực điện tử cho các đối tượng là: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, ủy quyền Kế toán trưởng các đơn vị KBNN. Chữ ký điện tử trong giao dịch thanh toán chuyển tiền của KBNN có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký truyền thống, các chứng thực điện tử được hình thành có giá trị như chứng từ giấy truyền thống. Tổng số lệnh thanh toán trong hơn 2 năm xấp xỉ 1,1 triệu lệnh tương ứng với số tiền hơn 1.000.000 tỷ đồng.

KBNN là đơn vị đầu tiên trong ngành Tài chính áp dụng thành công giải pháp công nghệ mới này cho hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc, từng chức danh tham gia quy trình kiểm soát thanh toán đều được cấp khoá bảo mật để ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán. Các lệnh thanh toán được mã hoá và ký chữ ký nhân danh tại đơn vị truyền; giải mã, xác thực chữ ký tại đơn vị nhận; việc áp dụng chữ ký số được thể chế hoá thông qua việc ban hành

Ông Nguyễn Đại Trí cho biết, chữ ký số đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho KBNN như: tiết kiệm chi phí đầu tư, hệ thống CA KBNN xây dựng cho chương trình thanh toán điện tử KBNN nhưng thiết kế tương đối độc lập với chương trình ứng dụng, do đó có thể sử dụng chung cho các hệ thống giao dịch điện tử khác. Quan trọng hơn, hệ thống chữ ký số của KBNN áp dụng theo chuẩn X.509 - là một chuẩn chữ ký số phổ biến trên thế giới trong các giao dịch điện tử nên đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử của KBNN như: đảm bảo tính chống từ chối; tính toàn vẹn dữ liệu. Sau 2 năm các giao dịch điện tử áp dụng chữ ký số, KBNN chưa phát hiện trường hợp giả mạo chứng từ điện tử nào.

Trong năm 2008, KBNN sẽ triển khai sử dụng chữ ký số cho chương trình ứng dụng Quản lý, kiểm soát thanh toán vốn chương trình mục tiêu, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp (ĐTKB-WAN). Chương trình ĐTKB/WAN được triển khai theo mô hình bán tập trung gồm 2 cấp: Trung ương và tỉnh, sử dụng công nghệ truyền tin Oracle Advanced Queue để truyền nhận chứng từ điện tử giữa trung ương và địa phương, được ký chữ ký số do hệ thống CA KBNN cấp phát (đang sử dụng cho chương trình thanh toán điện tử KBNN).

“Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại lợi ích đáng kể - những giá trị gia tăng vô hình - cho các khách hàng của KBNN”, ông Trí nhấn mạnh.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0