Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/10/2008
Doanh nghiệp điện tử hoạt động cầm chừng

Thiếu công nghiệp phụ trợ, khó khăn về vốn, không có nghiên cứu và phát triển… là nguyên nhân chính khiến các DN điện tử Việt Nam chỉ còn hoạt động cầm chừng.

Theo khảo sát được Bộ TT &TT tiến hành từ tháng 5 đến cuối tháng 8/2008 tại 25 doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, hàng điện tử, trong đó một nửa là doanh nghiệp FDI, còn lại là doanh nghiệp cổ phần nhà nước hoặc thuộc các tập đoàn. Kết quả là đa số doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông và điện tử có vốn đầu tư trong nước đang hoạt động cầm chừng, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng nhập khẩu thay vì sản xuất tại Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, điện tử của Việt Nam hiện nay rất yếu do thiếu công nghiệp phụ trợ và hầu như không đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chỉ đầu tư 1-2% doanh thu, còn doanh nghiệp FDI tập trung gia công lắp ráp phục vụ xuất khẩu, không đầu tư cho nghiên cứu phát triển.

Theo bà Tô Thị Thu Hương, thành viên trong nhóm khảo sát, các doanh nghiệp sản xuất điện tử vốn đầu tư trong nước đang rất khó khăn, chưa đến mức kiệt quệ nhưng chỉ hoạt động cầm chừng. Lý do đưa ra là thiếu công nghiệp phụ trợ, hầu hết thiết bị phải nhập khẩu, cộng với khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, đặc biệt là thời gian lạm phát cao gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản và Đài Loan vẫn đang hoạt động tốt, mặc dù họ phàn nàn về thủ tục xuất nhập khẩu thiếu minh bạch, khó tuyển nhân lực và công nghiệp phụ trợ nội địa quá kém. Thậm chí, theo bà Hương, một số doanh nghiệp FDI của Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc nói sẽ dừng sản xuất ở Việt Nam giống như Sony nếu các vấn đề trên không được cải thiện.

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông, 7 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn VNPT (gồm 4 công ty liên doanh và 3 doanh nghiệp cổ phần) được khảo sát đang ở tình trạng khó khăn. Trong số 4 công ty liên doanh giữa VNPT với nước ngoài được khảo sát, duy nhất công ty thiết bị viễn thông liên doanh với Alcatel hoạt động hiệu quả, 3 công ty còn lại (gồm Công ty Vineco liên doanh với NEC, Công ty liên doanh sản xuất cáp sợi quang VINA LSC, Công ty thiết bị tổng đài VKX liên doanh với LG) đang hoạt động cầm chừng, chủ yếu chỉ làm dịch vụ bảo hành các sản phẩm sản xuất và phân phối trước đó.

Bộ TT &TT đang xây dựng một đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT Việt Nam, trong đó dự kiến sẽ có ưu đãi dành cho các doanh nghiệp. Theo dự thảo đề án, các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử, viễn thông và CNTT được hưởng ưu đãi về thuế sử dụng đất,  được giảm thuế thu nhập theo thuế suất, được miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị, linh kiện và vật liệu đầu vào. Ngoài ra, đề án cũng đề cập đến việc xây dựng khu sản xuất công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT tập trung; triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho hàng điện tử, viễn thông và CNTT sản xuất trong nước.

Theo ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0