Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/09/2008
Sẽ giữ số song song trong 2 tuần

Từ ngày 5/10, VNPT sẽ chính thức đổi số điện thoại cố định tại 55 tỉnh thành nhưng sẽ vẫn giữ số song song trong 2 tuần để khách hàng làm quen.

Đổi số điện thoại để đáp ứng nhu cầu phát triển

Ông Trần Vĩnh Phúc, Phó trưởng Ban Viễn thông của VNPT cho biết, năm 1995, Tổng cục Bưu điện đã quy hoạch đánh số điện thoại cố định đến năm 2012 mới phải đổi số. Thời điểm đó, chỉ có VNPT là doanh nghiệp (DN) duy nhất cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay có tới 7 DN được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, 6 DN đã chính thức cung cấp dịch vụ. Ngoài dải số phân bổ cho DN chủ lực là VNPT, dung lượng quỹ số còn lại chỉ còn khoảng 300.000 số, không thể đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao điện thoại cố định. Trong khi đó, Hà Nội vừa được mở rộng với việc sáp nhập toàn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn của Hòa Bình. Ông Phúc cho biết, với số dân của Hà Nội mở rộng, khu vực này dự kiến đạt 10 triệu thuê bao trong vài năm tới. Với tầm nhìn chiến lược phát triển 10 năm, VNPT sẽ tiến hành nâng độ dài số thuê bao từ 7 lên 8 số tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng kho số thuê bao cố định của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội sẽ lên 80 triệu số cho mỗi địa phương và kho số các tỉnh cũng tăng lên tương ứng khoảng 8 triệu số mỗi tỉnh.

Ông Trần Vĩnh Phúc cho rằng, đổi số điện thoại ít nhiều gây phiền phức cho người dân, DN và các tổ chức… Nhưng về lâu dài, nâng độ dài số thuê bao sẽ giúp công tác quy hoạch mạng thuận tiện hơn, đảm bảo thông tin liên lạc cho nhân dân và quốc gia. "Trước đây, việc đổi số đơn giản hơn bởi chỉ cần thêm số 3 vào trước số thuê bao hiện hành. Tuy nhiên, lần này các thuê bao và DN sẽ liên tục nâng độ dài quay số với thời gian khác nhau. Cụ thể: VNPT đổi số từ 5/10/2008, còn các DN khác triển khai từ 26/10/2008 và mỗi DN được cấp đầu số riêng chứ không đồng loạt sử dụng đầu số 3 theo quy hoạch", ông Phúc nói. 

Để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với việc đổi số, VNPT áp dụng song song hai cách quay số mới và cũ trong 2 tuần (không kể các thuê bao G-Phone sẽ áp dụng cách quay số mới từ 5/10). Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho việc xử lý cước, tránh trường hợp sai sót về cước của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN viễn thông khác thực hiện đổi số, VNPT sẽ áp dụng cách quay số duy nhất (7 chữ số tại 53 tỉnh, thành và 8 chữ số tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) từ 0h00 ngày 19/10, thay vì thời điểm 5/11 như trước đây. Nếu khách hàng gọi đến số máy cũ, sẽ được tổng đài nhắc bằng lời thoại hoặc bằng tiếng tone (tiếng tút ngắn).

Tại một số nơi, hệ thống tổng đài của VNPT chỉ thực hiện được quay số mới nên không áp dụng giữ số song song. Tuy nhiên, VNPT hiện chưa công bố địa phương nào sẽ không áp dụng giữ số song song. Bên cạnh việc thông báo đến từng thuê bao cố định qua hóa đơn cước điện thoại, VNPT cũng thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đã có kinh nghiệm nên sẽ thuận lợi

Mặc dù đã trải qua 2 lần thay đổi số thuê bao điện thoại trên diện rộng nhưng lần đổi số này vẫn là một thách thức đối với VNPT. Ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, VNPT đã thành lập Ban chỉ đạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, đồng thời đề nghị các đối tác cung cấp thiết bị cùng vào cuộc. Để đảm bảo thành công và tránh gây phiền hà cho người sử dụng dịch vụ, các cán bộ kỹ thuật của VNPT phải thử nghiệm việc đổi số trong ngày nghỉ và vào những thời điểm có lưu lượng thấp. Dự kiến với mỗi tỉnh, VNPT phải đấu nối thử nghiệm với hàng nghìn số thuê bao.

Việc đổi số trên toàn quốc đòi hỏi sự thay đổi của mỗi tổng đài tại các xã, huyện theo đúng quy trình kỹ thuật được chỉ đạo từ Tập đoàn. Thậm chí tại nhiều địa bàn, nhất là Hà Nội mở rộng, nâng đầu số đòi hỏi thay đổi cả cấu hình mạng. Đã có kinh nghiệm từ lần thay đổi độ dài thuê bao cố định tại 6 tỉnh, thành phố từ năm 2007 (gồm Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định, Hải Dương, Kiên Giang và Đà Nẵng), đối với 53 tỉnh thành phố nâng độ dài số thuê bao từ 6 lên 7 ký tự và TP. Hồ Chí Minh từ 7 lên 8 ký tự, các cán bộ kỹ thuật của VNPT nhanh chóng đưa ra các phương án và quy trình kỹ thuật thay đổi, đó là các thuê bao sẽ thêm số 3 vào trước chữ số đầu tiên của số điện thoại hiện hành.

Phương án mở rộng số đối với Hà Nội mới

Các thuê bao thuộc Hà Nội cũ được giữ nguyên mã vùng (4) và thêm đầu số 3 vào trước số thuê bao hiện hành. Các thuê bao thuộc Hà Tây cũ chuyển sang mã vùng 4 và thêm chữ số 3 vào dải số từ 35xxxxx đến 39xxxxx. Đối với các thuê bao sáp nhập thuộc huyện Mê Linh và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình (Hòa Bình), VNPT sẽ đổi số từ 6 lên 8 chữ số theo phương án như sau: (211).5xxxxx thành (04).352xxxxx, (211).8xxxxx thành (04).381xxxxx, (218).820xxx thành (04).39820xxx, (218).821xxx thành (04).39821xxx. Kể từ 00 giờ 00 ngày thứ bảy 19/10/2008, chấm dứt sử dụng mã vùng 34 của Hà Tây cũ và thống nhất sử dụng mã vùng 4 đối với toàn bộ thành phố Hà Nội mở rộng.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0