Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/09/2008
Quy định về bán lại dịch vụ viễn thông

Việt Nam đã thành công trong chính sách cho phép bán lại dịch vụ viễn thông đường dài quốc tế, đưa doanh nghiệp phát triển và người dùng cũng được hưởng lợi.

Ngày 12/9, Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã có buổi làm việc với các đơn vị chức năng thảo luận dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 160/2004/NĐ-CP về Bán lại dịch vụ viễn thông.

Đây sẽ là những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh bán lại dịch vụ viễn thông cố định (VTCĐ), dịch vụ viễn thông di động (VTDĐ), dịch vụ Internet, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn phát triển của thị trường viễn thông và tuân thủ các quy luật của cơ chế thị trường. Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, “một trong những bài học rất thành công của Việt Nam cần tiếp tục được phát huy là chính sách cho phép bán lại dịch vụ viễn thông đường dài quốc tế (VoIP quốc tế) từ năm 2000 đã giúp các doanh nghiệp viễn thông phát triển, tích lũy vốn nhanh và người sử dụng cũng được hưởng lợi nhiều”.

Theo dự thảo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ được thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối thuê bao cố định, Internet để bán lại dịch vụ trong phạm vi địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp (sau khi đã ký hợp đồng đại lý cung cấp dịch vụ đầu cuối với các doanh nghiệp viễn thông, Internet) với giá cước tự quy định và tự chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ trước người sử dụng, nhưng phải niêm yết công khai bảng giá cước tại địa điểm cung cấp dịch vụ.

Đối với kinh doanh bán lại dịch vụ VTDĐ (gọi là mạng di động ảo- MVNO), dự kiến điều kiện kinh doanh sẽ phải là doanh nghiệp được cấp phép Bán lại dịch vụ VTDĐ và có thể áp dụng 3 loại giấy phép: MVNO đầy đủ- là doanh nghiệp được phép thiết lập hạ tầng mạng di động, chỉ không có mạng truy nhập vô tuyến (tức là các BTS, do không còn tần số cấp cho thiết lập mạng di động mới); MVNO trung gian- được thiết lập hạ tầng mạng di động, nhưng không được thiết lập mạng truy nhập vô tuyến và hệ thống chuyển mạch di động (các MSC); MVNO đơn giản- có hệ thống tính cước (Billing), chăm sóc khách hàng (Customer Care), hệ thống phân phối (Distribution), thương hiệu riêng và hệ thống Marketing, bán hàng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết: tại các nước phát triển, MVNO ra đời khi thị trường đã lớn mạnh, nhưng tại châu Á thì điều kiện thị trường hầu như là chưa thuận lợi. Vì vậy, dù các MNO (doanh nghiệp viễn thông di động có hạ tầng mạng) có nhượng lại một phần quyền kinh doanh của mình cho các MVNO nhưng với giá cao thì các MVNO cũng không thể phát triển kinh doanh được. Do đó, việc xem xét cấp phép MVNO phải trên nguyên tắc đầu tiên là MVNO đã đạt được thỏa thuận về bán lại dịch vụ với MNO.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0