Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/09/2008
Triển khai 3G tại Việt Nam: Nội dung là vấn đề “sống còn”

Ông Herns Pierre-Jerome.
Việt Nam triển khai ứng dụng 3G trong khi công nghệ này đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Theo các chuyên gia, để triển khai 3G thành công và người tiêu dùng được hưởng lợi từ công nghệ băng rộng di động này, đã đến lúc các doanh nghiệp CNTT-VT Việt Nam bắt tay vào chuẩn bị nội dung cho 3G.

Thế giới bùng nổ 3G


3G (third generation technology) ngày nay có khả năng cung cấp băng rộng di động. Theo hãng nghiên cứu thị trường Wireless Intelligence, kết nối băng rộng di động toàn cầu đã tăng lên trên 850% từ quý I/2007 đến quý I/2008, chủ yếu là nhờ sự phát triển của công nghệ 3G (EV-DO và HSPA).


"HSPA đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dữ liệu di động đến 46,1% và tăng trưởng doanh thu băng rộng di động 205% trong nửa đầu của năm tài chính 2007-2008", ông Hugh Bradlow, Giám đốc công nghệ của hãng viễn thông Telstra (Australia) nhận xét.


Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G. Tăng trưởng của các thuê bao băng rộng 3G đang bùng nổ và tăng tốc. Theo hãng phân tích Strategy Analytics dự báo, năm 2012, 3G sẽ chiếm 92% thị trường băng rộng di động, trong khi thị phần dành cho WiMAX chỉ là 5%.


Cũng theo dự báo của hãng phân tích này cùng các hãng Gartner, và Forward Concepts, năm 2009, doanh thu từ thiết bị 3G trên toàn thế giới sẽ đạt 114 tỷ USD, và dịch vụ 3G sẽ đạt 394 tỷ USD. Trong khi đó, theo dự đoán, năm 2009, nhà cung cấp thiết bị WiMAX trên thế giới sẽ chỉ đạt 3 tỷ USD, khai thác dịch vụ đạt 7,4 tỷ USD.


"Chúng ta không nên nhìn nhận 3G như một công nghệ hay giải pháp mà đó là một môi trường mới có rất nhiều giải pháp khác nhau trong đó CNTT và viễn thông cùng cộng hưởng và phát triển”, ông Herns Pierre-Jerome, Giám đốc công nghệ Băng rộng không dây của Qualcomm chia sẻ tại Hội thảo "Truyền thông 3G và ứng dụng di động", diễn ra tại Nha Trang mới đây.


Theo ông Herns, 3G hỗ trợ toàn bộ các dịch vụ trên điện thoại di động như: video-nhạc, thoại chất lượng cao, chơi game với thời gian chờ thấp, tải và trao đổi đa phương tiện, trình duyệt web tốc độ cao, điện thoại video, phát hình nhiều hướng... Ông Herns dự báo, công nghệ 3G sẽ tiếp tục tiến hóa, với những cải tiến đúng lúc cho dung lượng lớn hơn và tốc độ dữ liệu cao hơn để hỗ trợ vô số dịch vụ thoại và dữ liệu.


Jatis Mobile Solutions là một trong những nhà cung cấp dịch vụ nội dung di động hàng đầu tại Indonesia bắt đầu triển khai các dịch vụ nội dung 3G trên nền công nghệ BREW vào tháng 12 năm ngoái với hàng loạt các ứng dụng.


Ngoài các ứng dụng phổ biến như tải nhạc chuông, chơi game, cung cấp tin tức và các tạp chí, các dịch vụ hẹn hò trực tuyến, từ điển, chatting,..


Ông Erik Ridzal, Chủ tịch Jatis Mobile cho biết, Jatis là hãng đầu tiên cung cấp tại Indonesia các dịch vụ định vị bản đồ (GPS), karaoke di động, âm nhạc mono, in ảnh di động...


"Chúng tôi triển khai hàng loạt các dịch vụ trực tuyến mới trên nền tảng công nghệ 3G, như dịch vụ tiếp thị di động giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tạo tính tương tác với khách hàng; hay dịch vụ phóng sự di động giúp người dùng gửi video clip hoặc ảnh với mạng 3G, viết blog video và chia sẻ với cộng đồng...", những dịch vụ này đã tạo sự khác biệt và hấp dẫn thực sự với người dùng tại Indonesia, đồng thời mang lại những lợi ích lớn cho các doanh nghiệp", ông Erik Ridzal nói.


Việt Nam cần bắt đầu chuẩn bị nội dung cho 3G



Ông Phạm Tiến Thịnh.


Trong khi thế giới đang thay đổi những ứng dụng hằng ngày với 3G. Việc đi sau trong triển khai 3G tại Việt Nam được các chuyên gia xem là một lợi thế, khi chúng ta có thể vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa được sử dụng những trang thiết bị 3G đã được chuẩn với giá thành rẻ hơn so với những năm trước đây.


Bốn trong số bảy nhà cung cấp dịch vụ di động của Việt Nam sẽ được cấp phép sử dụng tần số của nhóm IMT-2000 để triển khai công nghệ 3G-WCDMA trong thời gian tới. Theo ông Phạm Tiến Thịnh, Giám đốc cao cấp chiến lược và phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Qualcomm, ngoài hai mạng đã sử dụng công nghệ CDMA để triển khai và cung cấp dịch vụ 3G là EVN Telecom và S-Fone ở băng tần 450 và 800Mhz, chúng ta còn có ba mạng GSM là VinaPhone, Viettel và MobiFone cũng thể hiện những lợi thế nhất định về thị phần. Thêm vào đó, G-Tel với một đối tác có khá nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai tại những quốc gia khác. Do đó, tất cả các nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay đều có tiềm năng để triển khai và cung cấp dịch vụ 3G với hiệu quả tốt.


Ông Thịnh dự đoán sau, khi 3G được cấp phép, thị trường viễn thông di động Việt Nam sẽ có sự sáp nhập như nhiều nước trên thế giới. Sự thành công của những nhà khai thác dịch vụ 3G trên băng tần 2100Mhz tại một số quốc gia trên thế giới cũng đã sớm đưa đến trường hợp "tái tận dụng" của băng tần 850/900Mhz để triển khai 3G-WCDMA. Điều đó cho thấy nếu không được là một trong bốn mạng được cấp phép trong đợt thi tuyển lần này, các nhà khai thác vẫn còn có cơ hội cung cấp dịch vụ 3G trên tần số nói trên. Telstra của Australia đã rất thành công với 3G trên băng tần 900Mhz và hiện nay một số nhà khai thác tại châu Âu cũng bắt đầu chuyển mạng từ GSM sang WCDMA cũng trên băng tần đó.


Việc triển khai 3G ở Việt Nam sẽ tốn kém hàng tỷ USD. Để giúp cho việc triển khai thành công 3G tại Việt Nam, các chuyên gia viễn thông đều cho rằng, đã đến lúc các doanh nghiệp phải bắt tay vào xây dựng nội dung cho 3G nhằm cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động khi đã có băng rộng. Đồng thời, các nhà cung cấp thiết bị cũng phải đầu tư công nghệ để hạ giá thành các thiết bị đầu cuối, giúp người sử dụng có thể sở hữu điện thoại 3G ở mức giá rẻ nhất.


Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, S-Fone đã cung cấp những thiết bị đầu cuối có nhiều tính năng nhưng giá chỉ dưới 20-21 USD. Mặc dù dịch vụ 3G trên công nghệ WCDMA chưa có ở Việt Nam, nhưng theo một số thông tin của nhà cung cấp thiết bị đầu cuối, chúng ta đã có hơn nửa triệu người sử dụng điện thoại di động 3G-WCDMA, trong đó có những thiết bị đầu cuối giá chỉ khoảng trên dưới 100 USD.



Theo TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ BCVT (nay là Bộ TT-TT), khi 3G vào Việt Nam, sự đầu tư của các nhà khai thác cung cấp dịch vụ 3g được cấp phép là quan trọng, nhưng nội dung mới chính là vấn đề sống còn của ứng dụng 3G.



Và theo ông Trực, xây dựng nội dung cho 3G là việc của cả xã hội chứ không chỉ là việc của riêng các nhà khai thác. Trong đó, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng quan trọng. Như vậy, bài toán đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy được toàn xã hội tham gia phát triển ứng dụng, nội dung cho 3G.



Về vấn đề này, ông Hoàng Ngọc Diệp, một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực viễn thông, cho rằng cần có một sự gắn kết, chia sẻ giữa các nhà khai thác viễn thông với các công ty xây dựng dịch vụ nội dung. Chúng ta không phải chỉ là chờ đợi các nhà khai thác, cũng không chỉ nên chờ đợi ở các cơ quan quản lý, mà phải tạo ra một sức ép tự nhiên cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường ứng dụng 3G.



Theo hy vọng của bà Vũ Thị Minh Hoàng, Giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Qualcomm tại Việt Nam, hiện nay Việt Nam có hơn 20% dân số truy cập internet, nhưng mới chỉ có 2% truy cập băng thông rộng, 18% còn lại chính là khoảng trống mà khi 3G xuất hiện có thể bù đắp được.



Còn riêng những người tiêu dùng, việc có trong tay một thiết bị di động với chi phí hợp lý, không chỉ gọi được, mà còn có thể truy cập internet mọi lúc, mọi nơi vẫn đang là mơ ước của nhiều người...

Theo Nhân dân

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0