Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 30/07/2008
Thông tin trên biển nhanh và chính xác hơn

Trung tâm Khí tượng thuỷ văn (KTTV) quốc gia, Trung tâm mạng lưới KTTV và Môi trường cùng 19 đài Thông tin duyên hải đã nâng cấp hệ thống thông tin.

LTS: Sau cơn bão Chanchu năm 2006, công tác dự báo, quản lý thông tin, chỉ đạo cứu hộ cứu nạn của các ban ngành và ngư dân đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Báo BĐVN đăng tải loạt bài về hiệu quả của công tác thông tin liên lạc báo bão, cứu hộ, cứu nạn và những giải pháp cần triển khai để đáp ứng tốt thông tin liên lạc cho ngư dân trước mùa mưa bão năm 2008.

Nâng cao ứng dụng CNTT

Anh Trương Văn Hải, chủ tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90235 là người trực tiếp đối mặt với 2 cơn bão (Chanchu 2006 và cơn bão số 1/2008), kể lại: "Với cơn bão Chanchu, chúng tôi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo bão đi về hướng giữa Tây- Tây Bắc, đang đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi liền cho thuyền chạy lên hướng Đông Bắc. Ngày hôm sau nghe báo bão di chuyển hướng Bắc, thuyền lại chạy về hướng Tây thế là gặp bão, cũng may chúng tôi kịp chạy cắt đầu, cách tâm bão khoảng 200 km để thoát nạn. Còn cơn bão số 1/2008 lại hoàn toàn khác. Ngày 15/4/2008, khi áp thấp mạnh lên thành bão, chúng tôi đã được nghe dự báo hai ngày tới bão sẽ đi lên hướng Bắc, tiến về Trung Quốc. Tàu của tôi khi đó đang đánh bắt khu vực Quần đảo Hoàng Sa liền chạy xuống biển Khánh Hoà tiếp tục đánh bắt, yên tâm về hướng đi cơn bão".

Để có được những thông tin dự báo chính xác, từ sau bài học cơn bão Chanchu 2006, Quy chế báo áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, lũ sửa đổi vừa được Chính phủ ban hành quy định thời gian dự báo tới 96 giờ. Trung tâm KTTV quốc gia vận hành thử dự án mạng thông tin nối giữa các đơn vị của Trung tâm tại Hà Nội bằng đường cáp quang và với các Đài KTTV khu vực, các Trung tâm dự báo tỉnh qua mạng Internet; Nâng cấp phần mềm hỗ trợ dự báo viên để thể hiện quỹ đạo bão của Việt Nam và tích hợp quỹ đạo bão của các Trung tâm dự báo bão quốc tế; Hoàn thiện việc cải tạo trang thiết bị cho Phòng dự báo khí tượng hạn ngắn- đơn vị chuyên dự báo bão và ATNĐ.

Trung tâm mạng lưới KTTV và Môi trường, Trung tâm KTTV quốc gia đã tổ chức diễn tập quan trắc và truyền số liệu trong điều kiện có bão ở 54 trạm quan trắc của 6 Đài KTTV khu vực. Sau đó thực hiện việc quan trắc 30 phút/lần để nâng cao chất lượng dự báo bão (trước đây là 1 giờ/lần); đồng thời để Trung tâm KTTV quốc gia thử nghiệm phần mềm tự động giải mã và điền số liệu quan trắc (trước đây các dự báo viên phải giải mã và viết bằng tay).

Ông Đoàn Ngọc Hiên, Phó trưởng đài Thông tin duyên hải miền Trung, cho biết: "Cơn bão số 1/2008 có đường đi gần giống cơn bão Chanchu năm 2006. Tuy nhiên, cơn bão số 1/2008 được hạn chế tối đa thiệt hại là do công tác dự báo thời tiết rất chuẩn, nhanh. Việc dự báo về cơn bão số 1/2008 đã khẳng định sự thay đổi trong công tác dự báo thời tiết, dự báo chính xác đến 96 giờ chứ không phải là 48 giờ như trước, giúp ngư dân chủ động tránh bão".

Đài Thông tin duyên hải không chỉ dự báo thời tiết

Các Đài Thông tin duyên hải (ĐTTDH) là cầu nối vô cùng quý giá với ngư dân. Với tần suất phát 40 lần/ngày, ngư dân thường xuyên đón nhận những bản tin dự báo thời tiết cho từng khu vực trên biển. Khi thời tiết bất thường như bão và ATNĐ thì số lượt phát lên tới 264 lần/ngày. Nếu như các đài phát thanh và truyền hình trên toàn quốc cơ bản phát đi thông tin dự báo một chiều, thì các ĐTTDH lại là hệ thống thông tin đa chiều trên tần số VHF và MF, HF. Ngư dân không chỉ nghe thời tiết mà còn thông tin ngược lại ĐTTDH thông báo tình hình tàu đánh bắt, nhất là khi tàu gặp nạn. Ông Đoàn Ngọc Hiên, cho biết: "Chức năng của ĐTTDH là phát quảng bá thông tin an toàn hàng hải; Dự báo thời tiết an toàn cho từng khu vực; Cảnh báo thiên tai: trợ giúp cấp cứu y tế; Ngoài ra ĐTTDH còn tiếp nhận và xử lý thông tin cấp cứu thông qua hệ thống máy thu khẩn cấp sau đó báo về ban tìm kiếm cứu nạn".

Điều đáng ghi nhận là công tác phối hợp với các cơ quan chức năng khác tham gia cứu hộ cứu nạn của ĐTTDH rất tốt. Hàng năm có tới hàng trăm vụ tai nạn ĐTTDH trực tiếp nhận thông tin từ ngư dân, sau đó thông báo về các cơ quan chức năng, từ đó cứu sống được người và của. Đơn cử, 20 h 25 ngày 24/8/2007, nhận được thông tin báo cấp cứu từ máy Icom tàu ĐNa 1835 về việc ông Nguyễn Lộc (ngư dân trên tàu) đang bị chảy máu miệng mũi, khó thở, vệ sinh không tự chủ. Ngay lập tức ĐTTDH miền Trung chuyển thông tin tới Trung tâm cấp cứu y tế 115, mời bác sĩ trực tiếp hướng dẫn ngư dân sơ cứu thông qua hệ thống của đài. Mặt khác, ĐTTDH miền Trung thông báo cấp cứu tới Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải 2. Sau 5 giờ, đến 2 giờ 30, ngày 25/8/2007 tàu cứu hộ Sar đã kịp thời đưa nạn nhân cập bến để cấp cứu.

Để đạt được hiệu quả đó, tháng 5/2007, Bộ Thuỷ sản đã quyết định nâng cấp 19 ĐTTDH, lắp đặt thiết bị thông tin kiểm soát tàu thuyền ra vào các cảng, bến cá... trong khuôn khổ Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển.

Khi hỏi ngư dân về ĐTTDH, mọi người đều nói họ nhận thông tin từ ĐTTDH rất tốt, tuy nhiên ĐTTDH nên có thêm mục dự báo ngư trường để ngư dân dễ dàng, thuận lợi hơn trong đánh bắt hải sản.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0