Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/07/2008
Thành "nhạc sỹ" nhờ… phần mềm

Là dòng nhạc được tạo ra nhờ phần mềm kết hợp với nhạc cụ điện tử, e-music đang được các fan trẻ tuổi Việt Nam rầm rộ nghe và... sáng tác.

"Dân nhạc" Việt hào hứng

Xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ XX, trên thế giới, nhạc điện tử (Electronic music, hay e-music) nhanh chóng được đông đảo fan cuồng nhiệt đón nhận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, e-music mới thực sự xuất hiện từ vài năm trở lại đây và cũng chưa nhiều người hiểu đúng về dòng nhạc này. Cứ nhắc đến người ta thường nghĩ ngay đến những âm thanh hỗn độn, inh tai nhức óc; họ gán ngay cho nó cái tội… luôn "sánh đôi" với những cuộc chơi thác loạn nơi vũ trường, trong tiệm karaoke phục vụ riêng dân chơi dùng chất kích thích lắc thâu đêm suốt sáng. Còn người chỉnh nhạc (DJ) bị "xử ép": tiếp tay cho hoạt động thiếu lành mạnh.

Tuy nhiên đến nay, tình hình đang dần cải thiện. Các khoá học sáng tác nhạc trên máy vi tính diễn ra tại TP.HCM, HN trong khoảng 2 năm trở lại đây, rồi sự kiện Liên hoan âm nhạc châu Âu 2007, "Hanoi sound stuff" - Liên hoan e-music trong nước đầu tiên hồi tháng 3/2008… đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nhạc điện tử Việt Nam. Và không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người chuyên nghiệp, nhiều chương trình (như các đêm nhạc "Beatz - The United Beat") còn có sự góp mặt của đông đảo người yêu thích e-music không chuyên.

"Ngập lụt" giữa hàng trăm phần mềm

Với e-music, thật thú vị khi người nghe cũng có thể tự tạo ra các bản nhạc, trở thành… "nhạc sỹ" khá dễ dàng. Đó chính là nhờ vào chiếc máy vi tính với sự giúp sức của các phần mềm.

Bạn Vũ Hoàng (SV năm thứ 3 Nhạc viện Hà Nội, thành viên box nhạc điện tử trên diễn đàn ttvnol.com), nói: "Chơi e-music tôi thấy rất… tự do. Chỉ với chiếc máy vi tính, ai cũng dễ dàng sáng tác theo cách mình thích, thể nghiệm trên máy tính và chia sẻ qua mạng Internet để bạn bè cùng nghe, góp ý".

Tuy môi trường âm nhạc điện tử còn non trẻ, nhưng đến nay khó có thể thống kê nổi ở Việt Nam đang xuất hiện bao nhiêu phần mềm hỗ trợ làm e-music. Chỉ biết rằng, mới tìm hiểu sơ qua thôi, người ta sẽ nhanh chóng bị "ngập lụt" giữa hàng trăm phần mềm khác nhau, như: phần mềm nhạc cụ ảo, phần mềm ký âm, làm nhạc… với những cái tên VitualDJ, Cubase, Fruity Loop, Sonar, Ableton… được du nhập từ nước ngoài qua đĩa xách tay, qua mạng Internet. Và cùng đó, hàng loạt trang web, forum hướng dẫn chơi nhạc, sử dụng phần mềm chi tiết được cộng đồng mạng truyền cho nhau qua Chat, email…

Phần mềm ngoại tràn ngập, còn đồ nội thì sao? Sinh sau đẻ muộn, phần mềm "made in Viet Nam" còn quá ít. Tuy nhiên, dân chơi nhạc điện tử trong nước cũng rất tự hào với phần mềm hoà âm tự động "cây nhà lá vườn" mang tên Midi Utility của hai tác giả Nguyễn Anh Kiệt và Trần Việt Hưng (nhóm K&H Music Group). Với phần mềm này, người sử dụng chỉ cần đưa vào giai điệu chính của bản nhạc, khai báo tốc độ nhịp, phần mềm sẽ tự động tìm các hợp âm thích hợp, tạo phần dạo đầu, dồn trống, tạo bè, phần kết thúc… với hơn 800 kiểu khác nhau cho Disco, Rumba, Cha cha cha, Blue… Midi Utility đã đoạt giải 3 cuộc thi CNTT châu Á - Thái Bình Dương APICTA 2007 tại Singapore, và thậm chí được đưa ra bán tại website thương mại điện tử windowsmarketplace.com của Microsoft.

"Nhạc sỹ" e-music không chuyên thời… bão giá

Với dân chơi, sáng tác e-music chuyên nghiệp (hoặc muốn hướng đến con đường chuyên nghiệp), họ thường sắm đủ bộ thiết bị như máy điều chỉnh đĩa CD chuyên dụng có thể xoay được hai chiều, bàn mixer, tai nghe lọc tiếng ồn… với số tiền từ vài chục đến vài trăm triệu. Ngay cả phần mềm, nếu muốn sở hữu loại bản quyền để dùng đầy đủ tính năng của nhà sản xuất, được cập nhật những cải tiến mới, người ta cũng phải chi ra một khoản tiền thường không dưới vài triệu (như VitualDJ có giá bản quyền là 659 USD - tương đương 11,2 triệu đồng), thậm chí hơn cả nghìn USD!

Thế nên, nhiều dân chơi nghiệp dư là những sinh viên, kĩ sư… dù "kết nổ đĩa" e-music cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu cá nhân, thì không bao giờ họ đầu tư tốn kém đến vậy. Nếu chịu khó dạo quanh các cửa hàng tin học trên phố Lý Nam Đế, Lê Thanh Nghị (Hà Nội), hoặc lên diễn đàn mua bán như www.muare.vn, 5giay.com, box emusic tại www.ttvnol.com..., "dân ghiền' đã có thể tậu được chiếc đĩa DVD… lậu giá khoảng 10-12 nghìn đồng/chiếc, "xa xỉ" và xịn hơn cũng chỉ tốn trên 100.000 đồng là có thể đem về cài đặt và ung dung thoả sức sáng tạo.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0