Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/07/2008
Việt Nam thăng hạng trên bản đồ CNTT-TT Thế giới

Phối cảnh nhà máy của Intel Việt Nam tại Khu công nghệ cao, Q.9, TP.HCM. Ảnh: Internet

Nếu như 3 năm trước đây, CNTT Việt Nam đứng “đội sổ” trong bảng xếp hạng thế giới, thì năm nay đã có những thay đổi rất đáng mừng cho thấy nền công nghệ thông tin nước nhà đang có những chuyển biến tích cực.

Hầu hết các chỉ số xếp hạng ICT đều tăng

Theo ông Lê Trường Tùng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, năm nay đánh dấu một năm hầu hết các chỉ số xếp hạng CNTT-TT của Việt Nam đối với thế giới đều tăng điểm. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ CNTT-TT thế giới đã sáng sủa hơn, và hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi tích cực. Các chỉ số này đều tăng đáng kể so với năm 2007 và các năm trước đây.

Cần biết rằng, không phải năm nào các chỉ số ICT của Việt Nam đều thăng hạng so với năm trước đó. Đơn cử như năm 2005, vị trí Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới năm đã không những không được cải thiện so với năm 2004 mà còn tụt dốc thê thảm hơn. Khi đó, chỉ số Xã hội thông tin ISI (Information Society Index) giảm một bậc so với năm 2004 và xuống chót bảng ở vị trí 53/53. Còn Chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (Networked Readiness Index) đã giảm đến 7 bậc, xếp hạng 75/115. Và Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử xếp thứ 66/68 - gần như cuối bảng.

Còn năm nay thì sao? Vị trí xếp hạng các chỉ số ICT của Việt Nam đã tăng đáng kể. Nếu như năm 2007, hai chỉ số KI (Chỉ số tri thức) và KEI (Chỉ số kinh tế tri thức) đều dưới 3.0 thì năm nay đã tăng lên trên 3.0. Cụ thể, chỉ số KI của Việt Nam năm 2008 là 3.27, xếp thứ 96/140 nước (năm 2007 xếp thứ 95/132). Chỉ số KEI năm 2008 là 3.17, xếp thứ 96/140 nước (năm 2007 là 2.69 xếp thứ 99/132).

Trong khi đó, Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI) năm 2008 của Việt Nam đã tăng 9 bậc so với năm 2007. Cụ thể, điểm số NRI năm 2008 là 3.67, xếp hạng 73/127 (năm 2007 là 3.40 xếp hạng 82/122). Các con số thống kê này được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổng kết vào tháng 3 vừa qua. Theo định nghĩa của WEF, NRI là “mức độ chuẩn bị cho một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT”. Chỉ số này được tính từ 3 yếu tố: môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho CNTT, sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng CNTT và mức độ sử dụng CNTT.

Về Chỉ số sẵn sàng điện tử (E-Readiness Index), thống kê tháng 4/2008 cho thấy Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí so với một năm trước đây, tuy phần điểm số có nhỉnh hơn trước đôi chút. Cụ thể, điểm số là 4.03, xếp hạng 65/70 (năm 2007 điểm số 3.72, xếp hạng 65/69). Đây là xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit thuộc tạp chí Economic của Anh phối hợp với IBM dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng công nghệ, môi trường kinh doanh, sự chấp nhận thương mại điện tử, các điều kiện văn hóa - xã hội, môi trường, chính sách pháp luật. Chỉ số này của Việt Nam trong các năm 2002 và 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt là 56/60, 60/65, 61/65, 66/68, và 65/69.

Tăng đáng kể nhất phải kể đến Chỉ số Chính phủ điện tử (E-Gov). Báo cáo của UNPAN, mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc tháng 3/2008, cho thấy chỉ số E-Gov của Việt Nam đã tăng đáng kể từ 0.364 năm 2005 lên 0.4558 năm 2008, xếp hạng thứ 91, tăng hẳn 16 bậc so với các năm trước đây (năm 2005 xếp thứ 105, năm 2004 xếp thứ 112).

Nếu xét trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei, vượt trên Indonesia (bị tụt hạng).

 

Theo Vnmedia

Vi phạm bản quyền phần mềm giảm

Nhờ những biện pháp mạnh tay của chính phủ nên tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm đã giảm đáng kể. Việt Nam đã không còn nằm trong Top 10 những nước vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới. Sau 3 năm, tỉ lệ này đã giảm được 7% và hiện Việt Nam đang đứng trong top 11. Tỉ lệ vi phạm bản quyền năm 2007 của Việt Nam là 85%, giảm 3% so với năm 2006. Cũng theo báo cáo, Việt Nam là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm đáng kể nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, vẫn cần thừa nhận rằng tuy có giảm nhưng tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Với 85% tỉ lệ vi phạm thì phần thiệt hại là 200 triệu USD/năm. Tỉ lệ này trong các năm 2003, 2004, 2005, và 2006 lần lượt là: 92%, 92%, 90%, và 88%.

Được biết trong thời gian qua, Đoàn Thanh tra liên ngành do Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch chủ trì đã tiến hành thanh tra đột xuất một loạt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội, TP HCM và đã phát hiện nhiều phần mềm không có bản quyền được cài đặt bất hợp pháp trong hệ thống máy tính ở các công ty này với số tiền thiệt hại ước tính lên tới hàng tỉ đồng.

Để giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền, Chính phủ và Quốc hội đã tích cực ban hành nhiều quy định mới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Pháp lệnh 04/2008/UBTVQH12 mới ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/08/2008 tới. Theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên tới 500 triệu đồng.

Giải pháp nào để tăng chỉ số xếp hạng?

Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, để tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hàng năm và nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước,Việt Nam cần triển khai một số nội dung sau:

Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các trang thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân. Trước mắt, tất cả các trang thông tin điện tử cần được nâng cấp lên mức độ 3 (tương tác) với các mẫu đơn cho phép tải về, hướng tới việc tiếp tục hoàn thiện lên mức độ 4 và 5. Một số tính năng cần bổ sung, hoàn thiện như là: đấu thầu trực tuyến, theo dõi hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến, điền và gửi mẫu đơn trực tuyến...

Tiếp tục có các chính sách phù hợp để duy trì nhịp độ tăng trưởng của điện thoại cố định, điện thoại di động, Internet, tiếp tục mở rộng băng thông kết nối Internet, tạo ra nhu cầu sử dụng máy tính của người dân.

Duy trì và đẩy mạnh các Chương trình phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ người đi học ở Việt Nam nhằm làm tăng chỉ số nhân lực (là chỉ số mà Việt Nam có xu hướng đi xuống từ báo cáo năm 2003 đến báo cáo năm 2008 của Liên hiệp quốc).

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0