Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/07/2008
Thể thao điện tử sẽ có "đất dụng võ"

Đưa eSport vào thi đấu tại Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3 vào tháng 10/2009 là một tin vui cho cộng đồng thể thao điện tử Việt Nam.

Khái niệm thể thao điện tử (TTĐT) là một khái niệm về giải trí khá mới trong thế giới giải trí trực tuyến, dù giải trí game online và offline đã được hình thành từ cách đây khoảng 20 năm khi có sự ra đời của những sản phẩm máy chơi game cầm tay console hay trên máy tính PC. Trong cả 2 khái niệm giải trí mới và cũ này thì yếu tố giải trí luôn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới tới việc đề cao tinh thần đồng đội, rèn luyện tính nhanh nhẹn hay trau dồi bản lĩnh và tính chuyên nghiệp khi hòa mình vào thế giới game.

Bên cạnh ý nghĩa trò chơi giải trí, game còn bao hàm cả tác dụng tích cực đến học tập cũng như trong cuộc sống khi xuất hiện những trò chơi đủ sức làm "mê mẩn" mọi tầng lớp xã hội từ thanh thiếu niên cho tới người trung niên hay cao tuổi. Tùy theo sở thích, nhu cầu và cả yếu tố… sức khỏe nữa để quyết định tham gia vào thế giới ảo hấp dẫn này. Trong đó những cái tên như The SimCity (trò chơi đã được nhiều trường học tại Mỹ dùng để dạy học sinh về giá trị và cơ chế vận hành của phương tiện giao thông công cộng), Myst (một game phiêu lưu nổi tiếng dành cho trẻ em về niềm vui trong sáng tạo văn học), Midtown Madness (Game chữa bệnh sợ lái xe) hay Counter Strike (Game bắn súng rèn luyện kỹ năng phối hợp nhóm và những kỹ thuật đột kích trong các trận đụng độ trong thành phố) đã nói lên phần nào lợi ích thiết thực của loại hình giải trí này.

Việt Nam mới bước vào ngành TTĐT một vài năm trở lại đây, quy mô giải đấu còn nhỏ và chưa tạo được tiếng vang trong khu vực, lại càng không thể so sánh với những cường quốc eSport tại châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc hay người láng giềng Singapore về sự đầu tư cho ngành này. Tuy khó khăn là vậy nhưng các game thủ TTĐT Việt Nam đã thể hiện sự tiến bộ vượt ra ngoài biên giới quốc gia khi bước đầu giành được những danh hiệu quan trọng, đặt tiền đề để ngành này phát triển trong tương lai gần. Những cái tên game thủ như Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Thanh Bình và Phan Hồ Nhật Văn dù chưa vươn tới danh hiệu lớn quốc tế nhưng cũng khẳng định sự tiến bộ đó. 

Mới đây nhất, sự kiện Ủy ban Olympic Việt Nam phê duyệt đề án đưa eSport vào thi đấu tại Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3 (Asian Indoor Games III - AIG III) được tổ chức tại Việt Nam tháng 10/2009 là một tin vui cho cộng đồng TTĐT Việt Nam. Tin vui này còn gia tăng hy vọng cho những game thủ yêu thích loại hình eSport khi có dịp thử sức mình ngay trên sân nhà. Và từ đây, những game eSport như Couter Strike, Sudden Attack - Biệt Đội Thần Tốc (do nhà phát hành game VinaGame phát hành tại Việt Nam với những bước đi thận trọng) có thể lấy đà cho những giải đấu eSport "made in Vietnam". Đồng thời, việc được tham gia vào sự kiện AIG III đồng nghĩa với việc TTĐT Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ càng để tổ chức thành công cũng như đạt thành tích cao tại đại hội, đóng góp vào bảng thành tích chung của quốc gia.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0