Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/09/2006
Những câu hỏi lớn và những con số lớn

Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu những mô hình kinh tế lớn và tham vọng. Nhưng liệu chúng ta có nên tin tưởng hoàn toàn vào những mô hình kinh tế đó?

Trong số rất nhiều đồ vật, công cụ và đồ dùng được lưu giữ, Bảo tàng Khoa học London hiện đang lưu giữ một chiếc máy đặc biệt giống như máy hỏng của người thợ ống nước. Chiếc máy có những ống màu vàng nối với những bể chứa và thùng chứa, trong đó lưu thông nước màu có thể bơm lên được. Chiếc máy này có các cửa và các van để điều chỉnh dòng nước và thước đo tạm thời để đo mực nước.

 

Người “thợ ống nước” chịu trách nhiệm vận hành chiếc máy này là William Phillips. Được đào tạo như một kỹ sư, sau đó anh chuyển sang học ngành kinh tế. Chiếc máy của anh ta, được lắp đặt lần đầu tiên từ năm 1949, nhằm biểu hiện dòng thu nhập trong một nền kinh tế. Chiếc máy này thể hiện nguồn thu nhập được chuyển biến như thế nào do các loại thuế, tiết kiệm và việc nhập khẩu và nguồn cung được bổ sung ra sao qua việc xuất khẩu, chi tiêu công cộng và đầu tư. Với chiều cao 7 foot (2,1m), chiếc máy này có lẽ là mô hình được thiết kế khéo léo và đáng yêu nhất trong số các mô hình lớn của các nhà kinh tế.

 

Ngày nay, các nhà kinh tế học sử dụng máy tính và phần mềm thay cho kính pecpêch và các ống dẫn nhưng họ cũng có cùng sự mong muốn của Phillipps về việc xây dựng những mô hình phản ánh một cách chính xác nền kinh tế thực. Với mỗi câu hỏi lớn về kinh tế đặt ra với thế giới (chẳng hạn như chúng ta phải làm gì để đạt được sự cân bằng thương mại toàn cầu? Dầu tăng giá đắt đỏ đến bao nhiêu? Đại dịch cúm gia cầm gây ra những thiệt hại kinh tế như thế nào?) đều có một mô hình cung cấp cho chúng câu trả lời bằng số lớn (520 tỷ $, 1,5% tỷ lệ GDP toàn thế giới hoặc 4,4 nghìn tỷ $ tương ứng cho từng câu hỏi). Những con số này đưa ra những lời giải thích cho mọi lĩnh vực. Nhưng liệu chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn vào chúng?

 

Các mô hình kinh tế chủ yếu rơi vào 2 loại mô hình kinh tế chủ yếu. Các mô hình kinh tế vĩ mô, hậu duệ lâu đời của chiếc máy của Phillips, phần lớn thuộc các ngân hàng trung ương. Các mô hình này thể hiện sự thăng trầm của nền kinh tế, cung cấp một loạt các câu chuyện về tiền tệ. Loại mô hình thứ hai được gọi là mô hình tính toán cân bằng chung (CGE), thường bỏ qua sự thay đổi bất thường của chu trình kinh tế. Loại mô hình này tập trung vào nghiên cứu cơ cấu sản xuất cơ bản, những ảnh hưởng dài hạn của vòng đàm phán thương mại Doha, một cải cách thuế lớn hoặc sự thay đổi khí hậu.

 

Cả 2 loại mô hình kinh tế đều phải biết ơn đối với nhà kinh tế học người Pháp thế kỷ 19, ông Leon Walras. Walras tin tưởng chắc chắn rằng không ai có thể giải thích được điều gì trong nền kinh tế trừ phi có ai giải thích được mọi điều. Mỗi loại thị trường, dù là thị trường hàng hoá, lao động hay tài chính đều liên kết với các thị trường khác, dù chỉ ở mức rất nhỏ. Sự liên kết này càng thể hiện rõ mỗi khi lượng ô tô bán ra tăng nhanh hơn ở Texas dẫn đến việc gia tăng trong mua bán tạp phẩm ở Detroit, cái nôi của 3 nhà sản xuất ô tô lớn ở Mỹ. Hoặc khi giá dầu tăng nhanh, kỳ lạ thay, lại dẫn tới lãi suất nhân hàng Mỹ hạ thấp vì tiền của các nước Ả rập và Nga thu được từ khai thác dầu thô lại được dùng để mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Sự liên kết căn bản này làm cho một nhà kinh tế học trích dẫn câu thơ của Francis Thompson: “ Anh không thể làm lay động một bông hoa/mà không làm ảnh hưởng tới một ngôi sao”.

 

Các thời kỳ vàng son và phục hồi

 

Các nhà kinh tế học giờ đây có những liên tưởng như vậy một cách tự nhiên. Tuy nhiên điều này không xảy ra với các chính khách, những người mù quáng nhổ hoa mà không tính đến những sự rối loạn tự nhiên có thể xảy ra sau đó. Chẳng hạn như họ áp thuế cho thép nhập khẩu để bảo vệ việc làm tại Pittsburgh với suy nghĩ đơn giản rằng điều này biện pháp này sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn trong các ngành công nghiệp nội địa có sử dụng kim loại. Hoặc họ giúp đỡ các công ty kinh doanh thua lỗ phục hồi được trở lại – quay vòng các khoản nợ của các công ty này và bảo toàn tổng số tiền phải trả cho nhân viên của các công ty để rồi vỡ lẽ ra rằng họ cũng khiến các công ty mới trong tình trạng rất khó khăn về cả nhân lực và nguồn tài chính. Các mô hình lớn trong đó có sự kết nối tất cả các thị trường trong một nền kinh tế, có thể khiến các nhà hoặc định chính sách phải suy nghĩ chín chắn về tác động của những quyết định của mình.

 

Wassily Leontief là một trong những người đầu tiên làm được nhiều hơn việc đưa ra các lý thuyết về mạng lưới những mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau này. Vào năm 1941 ông xuất bản cuốn sách “ Cơ cấu của nền kinh tế Mỹ” mà ông đã cập nhật 1 thập kỷ sau đó. Được đặt trên lưng như một chiếc bàn kích thước 55cm x 65 cm - một kích cỡ quá lớn để in thành sách, cuốn sách thể hiện dòng chảy qua lại giữa các loại hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình, đối tác kinh tế và các ngành công nghiệp nội địa của Mỹ. Chẳng hạn như trong số sợi và vải trị giá 5,58 tỷ $ của các công ty Mỹ năm 1919, 318 triệu $ đã được xuất khẩu, 41 triệu $ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, 31 triệu $ trong sản xuất đồ nội thất, 6 triệu $ được sử dụng trong ngành công nghiệp giày, v.v… Trong thiết kế của Leontief, mỗi ngành công nghiệp được thể hiện bằng một phương trình. Các nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp được đặt một bên phương trình và các sản phẩm đầu ra xuất hiện ở vế kia. Vì sản phẩm đầu vào của một ngành công nghiệp này (chẳng hạn như ngành công nghiệp sản xuất thép) đóng vai trò như một nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp khác (ngành xây dựng chẳng hạn), mỗi ngành công nghiệp không thể giải quyết một phương trình nào riêng lẻ nếu như tất cả các phương trình không được giải quyết cùng lúc.

 

Trong lòng bàn tay của các nhà kinh tế học

 

Mặc dù thiếu những số liệu chính xác và mở rộng giới hạn máy tính của mình, các nhà xây dựng mô hình ban đầu vẫn có những tham vọng rất lớn. Mục đích của họ không chỉ đơn thuần là hiểu được mà còn là điều hành nền kinh tế. Cuốn sách của Leontief được dịch sang tiếng Nga và phương pháp của ông đã được các nhà xây dựng kế hoạch Xô viết cũ nghiên cứu. Một nhà kinh tế học người Na-uy tên là Leif Johansen rất tin tưởng vào việc thiết lập mô hình tính toán cân bằng chung (CGE) và đã đưa công trình của mình vào sử dụng ở Bộ Kế hoạch Na-uy. Trong chiến tranh thế giới 2, những người phục vụ chiến tranh của Mỹ đã cố gắng thuyết phục Uỷ ban Cowles, một bộ tham mưu kinh tế chính phủ, giúp họ trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên của Mỹ. “ Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã nắm giữ sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế trong lòng bàn tay”, ông David Warsh, một trong số những nhà kinh tế của Uỷ ban Cowles nói với phóng viên. Một thước đo về uy tín của các nhà xây dựng mô hình là sự lo lắng mà họ đưa ra giữa các loại thị trường tự do. Leontief đã chú ý tới “tín hiệu báo động công khai” giữa các doanh nhân, những người sợ rằng “việc hiểu biết quá thấu đáo, quá chi tiết về cơ cấu của cỗ máy kinh tế và sự vận hành của nó có thể khuyến khích những nỗ lực không mong muốn nhằm điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế”.

 

Những tham vọng này giờ đây có vẻ khá kỳ lạ. Tại những quốc gia không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa xã hội hoặc chiến tranh, thị trường tự quyết định sản xuất cái gì và với tỷ lệ như thế nào nhưng nhà nước vẫn có trách nhiệm trong việc giữ cho nền kinh tế vĩ mô tổng thể vận hành. Các nhà hoạch định chính sách hầu như không quan tâm đến cái gì  đang cần cung cấp cũng như khi nào được cung cấp đầy đủ.

 

Suốt 3 thập kỷ sau chiến tranh, với sự trợ giúp từ các mô hình kinh tế vĩ mô theo tinh thần cỗ máy của Phillips, các nhà hoạch định chính sách đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc tiến hành nhiệm vụ này. Các nhà kinh tế học giàu kinh nghiệm đã giành nhiều nỗ lực vào việc nghiên cứu mối quan hệ lịch sử giữa các biến số kinh tế vĩ mô chẳng hạn như lạm phát và thất nghiệp. Những số liệu này được đưa vào các mô hình của họ và căn cứ vào đó, các nhà kinh tế đưa ra những tư vấn hoạch định chính sách.

 

Một ví dụ là vào năm 1958, Phillips đã chỉ ra rằng điều này được minh chứng trong một thời gian dài trong lịch sử nước Anh, khi tỷ lệ thất nghiệp cao trùng với lạm phát thấp và ngược lại. Do đó, nhiều mô hình kinh tế vĩ mô thể hiện rõ nét sự cân bằng giữa 2 xu hướng: một bên là sự lựa chọn tỷ lệ thất nghiệp thấp trong thời kỳ lạm phát cao và ngược lại;

 

Tuy nhiên, vào những năm 1970, những mối quan hệ thường được tin tưởng này đã sụp đổ. Và điều này đã được một giảng viên của Trường Đại học Tổng hợp Chicago, ông Robert Lucas giải thích lý do vào năm 1976. Theo ông, những sự cân bằng như vậy chỉ tồn tại trong điều kiện không ai mong đợi các nhà hoạch định chính sách khai thác các xu hướng đó. Sự lạm phát không dự kiến được trước sẽ làm xói mòn giá trị thực của tiền lương, khiến giá thuê nhân công rẻ hơn. Nhưng nếu các ngân hàng trung ương cố gắng để đạt được đến điều này bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ một cách hệ thống, và khi đó, ưu tiên tuyển dụng lớp công nhân tiên tiến, nâng mức lương của công nhân lên để đề phòng nạn lạm phát cao. Tiền lương thấp sẽ dẫn tới giá cả cao và giữ tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi.

 

Tóm lại, chúng ta không thể đánh giá kinh tế vĩ mô sẽ phản ứng như thế nào với một chính sách mới dựa trên những biểu hiện của nó trong một cơ chế cũ. “Bài phê bình của Lucas”, như người ta thường gọi, đã khiến ông trở nên nổi tiếng và đạt giải Nobel. Tuy nhiên, bài phê bình này đã gây một đòn choáng váng với sự tự tin của các nhà xây dựng mô hình. Christopher Sims ở Trường Đại học tổng hợp Princenton đã viết “Việc sử dụng các mô hình định lượng như một công cụ hướng dẫn cho việc tư vấn chính sách trong đời sống đã bị mang tiếng xấu đến nỗi các cuộc nghiên cứu học thuật về đề tài này gần đây đã hoàn toàn chấm dứt”.

 

Điều này sẽ không xảy ra một lần nữa cho đến khi các nhà khoa học kinh tế tìm ra các cơ sở mới cho các mô hình của mình, những cơ sở không thay đổi khi có sự thay đổi về chính sách. Các nhà kinh tế học coi các cơ sở này là nền tảng vi mô của hoạt động kinh tế vĩ mô. Lucas và các nguyên tắc của ông, giống như Margaret Thatcher, tin rằng không có những điều như vậy trong xã hội. Mọi điều xảy ra ở một mức độ nhất định trong nền kinh tế tổng thể chỉ đơn giản là sự tổng kết tất cả các hoạt động của các hộ gia đình hoặc các công ty đơn lẻ. Nếu bạn biết đại diện của công ty hoặc hộ gia đình đưa ra sự lựa chọn của mình như thế nào, bạn có thể đoán được nền kinh tế sẽ phản ứng ra sao với một chính sách, thậm chí ngay cả khi chính sách ấy chưa bao giờ được thử trước đó.

 

Trong thập kỷ vừa qua, một số ngân hàng trung tâm và ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế đã xây dựng một thế hệ mới các mô hình kinh tế vĩ mô thực tế và tất cả các mô hình này thể hiện các cơ sở vi mô. Mô hình đầu tiên là Mô hình Dự đoán theo quý của Canađa giữa những năm 1990. Các mô hình tương tự với mô hình này gồm có Mô hình Quý của Ngân hàng Anh (BEQM) được ra mắt vào năm 2004; mô hình SIGMA do Cơ quan tài chính thế giới liên bang xây dựng và Mô hình kinh tế toàn cầu mới của Quỹ tiền tệ quốc tế. Các nhà kinh tế học lão luyện nghi ngờ liệu các cơ sở vi mô mới này có an toàn như chúng thể hiện hay không - nền kinh tế vĩ mô chắc chắn hơn nhiều so với toàn bộ các hợp phần của nó- nhưng không một nhà lý luận có tiếng tăm nào có thể được công chúng công nhận nếu thiếu các cơ sở này.

 

Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô chỉ là một trong số các trách nhiệm của chính phủ trong một nền kinh tế thị trường. Chính phủ cũng phải tăng thuế và hầu hết các chính phủ đều thấy cần phải đánh thuế xuất nhập khẩu, cả hai động thái này đều như đặt đá xuống dòng chảy của dòng suối kinh tế. Khi họ dự tính những thay đổi lớn đối với các chính sách này, hầu hết các chính phủ không thể chống lại đổi theo các mô hình tính toán cân bằng chung (CGE) để cảnh báo trước về các hậu quả có thể xảy ra.

 

Có thể ví dụ như, các mô hình kinh tế này là vũ khí lựa chọn trong các trận chiến đối phó với Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994. Đối thủ chống lại Hiệp định này đã có phương pháp tốt nhất trong cuộc tranh cãi – ông Ross Perot, ứng cử viên chức vụ Tổng thống năm 1992, nói rằng người Mỹ nghe về “âm thanh của tiếng hut khổng lồ” khi nghề nghiệp của họ biến mất qua biên giới. Tuy nhiên, những người ủng hộ hiệp định này đã đưa ra những số liệu tốt nhất. Thường là những người có số liệu minh chứng dễ chiếm ưu thế hơn những người không có. Giống như chuyên gia kinh tế của OEDC, ông Jean-Philippe Cotis đã nhận xét “Các trình tự phân loại mức độ tầm quan trọng của vấn đề là những công cụ hữu hiệu để thuyết phục mọi người”.

 

Chọn số liệu

 

Nhưng các số liệu đáng tin cậy đến mức nào? 12 năm qua, các nhà kinh tế đã chỉ ra một độ dốc nhỏ của các mô hình để xem xét và kiểm tra lại. Timothy Kehoe, một nhà kinh tế học của Trường Đại học Tổng hợp Minnesota là một ngoại lệ. Trong một bài báo xuất bản năm ngoái, ông cho rằng các mô hình đã đánh giá quá thấp tác động của Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đối với các dòng chảy thương mại. Các nhà xây dựng mô hình cho rằng Hiệp định này tạo điều kiện để mọ người mua được nhiều hơn các loại hàng hoá mà trước đó họ rất muốn mua. Trên thực tế, Hiệp định này đã gây ra sự bùng nổ việc xuất khẩu nhiều loại hàng hoá mà trước đây Mêhicô ít khi buôn bán. Chẳng hạn như ô tô chiếm tỷ trọng ít hơn 1% kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô vào Canada trước khi có Hiệp định. Tuy nhiên, vào năm 1999, mặt hàng này chiếm tới hơn 5% kim ngạch xuất khẩu. Ông Kehoe cho rằng, sự an ủi duy nhất mà các nhà kinh tế thu được từ những nỗ lực của họ là những dự đoán của các nhà kinh tế tỏ ra tốt hơn so với dự đoán của ông Perot.

 

Những sự tính toán không chắc chắn cũng báo hiệu sự chậm trễ đi đến kết luận của vòng đàm phán thương mại toàn cầu Uruguay năm 1994. Chủ tịch Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, ông Peter Sutherland, tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thúc giục các nhà thương thuyết kết thúc sự thoả thuận vì sợ rằng họ sẽ làm lỡ mất cơ hội kinh tế thế giới đạt được 500 tỷ $/năm. Tất nhiên, những số liệu này có được từ một mô hình lớn.  

 

Ngay cả các thương nhân tự do đáng tin cậy, chẳng hạn như Arvind Panagariya, hiện nay là một nhà kinh tế của Trường Đại học tổng hợp Columbia cũng nghĩ rằng những con số tuyên bố này là quá mức và vô lý. Ông cho biết vào năm 1999, các nhà kinh tế đã bỏ qua sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng vì họ bắt đầu từ những mô hình khổng lồ, những mô hình mà thậm chí nhiều nhà kinh tế khác còn thấy khó hiểu. Vậy thì tại sao người ta vẫn phát triển các mô hình kinh tế ấy? Lý do là cung và cầu. Ông Panagariya kết luận rằng, "để đáp lại sự mong muốn của giới báo chí và chính trị đối với các con số dự tính và quảng cáo mà họ sẵn sàng đề xuất với các nhà nghiên cứu, các mô hình này vẫn tồn tại".  

 

Điều mong muốn này vẫn không giảm bớt khi bắt đầu vòng đàm phán thương mại tiếp theo ở Doha, thủ đô tài chính của Qatar vào năm 2001. Hai năm trước vòng đàm phán, khi các bộ trưởng thương mại gặp gỡ trong cuộc họp thượng đỉnh ở Mêhicô, Ngân hàng thế giới đã thể hiện một sự dự đoán lạc quan quá mức. Ngân hàng Thế giới cho rằng thành công của thỏa thuận Doha có thể nâng thu nhập toàn cầu từ 290 tỷ $ lên đến 520 tỷ $ và giúp 144 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Những con số này đã xuất hiện trên hầu hết các bài báo nói về vòng đám phán Doha mùa thu năm đó.

 

Tuy nhiên sự lạc quan quá mức này đã không kéo dài. Ngân hàng Thế giới đã đột ngột cắt giảm các con số này, một phần vì tham vọng của các nhà thương thuyết trong vòng đàm phán Doha đã không đáp ứng được sự kỳ vọng của Ngân hàng. Một sự tính toán vào năm ngoái cho thấy mức tăng thu nhập toàn cầu đã giảm, chỉ tăng hơn 95 tỷ $ và dự kiến chỉ có khoảng 6,2 triệu người có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng dù họ có kìm nén tham vọng với vòng đàm phán Doha, những người đề xướng thương mại tự do vẫn cho rằng các mô hình tính toán cân bằng chung không chỉ ra được nguyên nhân đưa đến những ưu điểm tốt nhất nó.  

 

Các tác động tích cực của thương mại được chia thành 2 loại riêng biệt. Thứ nhất là, thương mại giúp các quốc gia phát huy được hầu hết những gì họ sẵn có. Nó cho phép các quốc gia phân phối nguồn lực của mình càng hiệu quả càng tốt, dù đó là nguồn nhân công giá rẻ, đất đai màu mỡ hoặc trình độ giáo dục cao. Loại tác động thứ hai là, thương mại cũng cho phép các quốc gia tích luỹ các nguồn lực một cách nhanh chóng hơn. Trên thực tế, những tài sản lớn nhất nằm ở những nước có tốc độ phát triển nhanh hơn trong việc tích luỹ và đổi mới chứ không phải ở những nước có mức phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

 

Về bản chất, các mô hình tính toán cân bằng chung CGE phù hợp cho việc minh chứng các tác động loại thứ nhất của thương mại hơn tác động loại thứ hai. Các mô hình này đưa ra những bức ảnh chụp nhanh trước và sau của nền kinh tế ở 2 điểm trong cùng một thời gian. Do vậy, những mô hình này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc thể hiện những sự tăng trưởng một lần xuất phát từ việc phân bổ lại các nguồn lực trong nền kinh tế. Chúng tỏ ra kém hiệu quả hơn trong việc minh chứng những sự tăng trưởng liên tục do sự tích trữ nguồn lực tài chính nhanh hơn hoặc do tốc độ phát triển sản xuất nhanh. Trên thực tế, hầu hết các mô hình thương mại thể hiện khả năng sản xuất ổn định.

 

Trong một bài báo đăng tải gần đây, ông Dominique van der Mensbrugghe, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới minh họa rằng những mô hình với những con số lớn hơn nhiều có thể tạo ra một sự kiểm soát rộng rãi được đề cập. Ông cho rằng chính đạo luật về xuất khẩu đã làm tăng năng suất của các công ty vì việc kinh doanh trên thị trường thế giới buộc các công ty phải nâng cao chất lượng kinh doanh của mình thông qua việc thể hiện các ý tưởng và công nghệ mới. Điều này, đến lượt nó, lại có tác dụng làm gia tăng sản lượng hàng hoá do thương mại tự do lên đến 174 tỷ $ (hoặc xấp xỉ).

 

Những giả thuyết cạnh tranh này không hẳn là đúng hoặc sai nhưng chúng minh hoạ việc các mô hình tính toán cân bằng chung CGE có kết quả như thế nào từ tiên đoán của những nhà xây dựng mô hình. Hầu hết những sự thực hành mang tính kinh nghiệm đối chọi với các giả thuyết về con số, chúng kiểm tra lại các giả thuyết về mặt số liệu và thậm chí, đôi khi còn loại bỏ các giả thuyết. Các mô hình tính toán cân bằng chung CGE, trái lại, đưa các con số vào các giả thuyết. Ví dụ như, nếu các nhà xây dựng mô hình tin rằng thương mại làm gia tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, kết quả của các mô hình sẽ khẳng định điều này một cách máy móc. Các mô hình này không thể đưa ra kết quả khác. Nói theo một cách khác, ông Robert Solow, một người đoạt giải thưởng Nobel đã chỉ ra rằng xu hướng các nhà kinh tế đang vui mừng với chính mình vì đã tìm lại được quả mận nhiều nước mà họ đã tự đặt trong cái bánh putđinh.

 

Trong một bài báo gần đây, hai nhà kinh tế của Tổ chức Thương mại Thế giới là ông Roberta Piermartini và Robert Teh đã thúc giục các nhà xây dựng mô hình làm sáng tỏ những tác phẩm của họ, làm cho những tác phẩm của họ trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn đối với những khán giả dùng các mô hình của họ làm công cụ kiểm tra. Hai nhà kinh tế này cho rằng, thất bại trong việc làm cho các mô hình kinh tế trở nên rõ ràng hơn “có nguy cơ gây tiếng xấu cho  một công cụ phân tích hữu hiệu và thậm chí gây ra sự hoài nghi không đáng có về tình trạng kinh tế trong bối cảnh thương mại không hạn chế”.

 

Nói một cách công bằng, hầu hết các nhà xây dựng mô hình tỏ ra khá cởi mở về những nguyên tắc lý thuyết làm cơ sở cho những mô phỏng của mình. Nhưng để tính toán một mô hình kinh tế, giả thuyết này cần phải thể hiện ở một dạng cụ thể hơn, giải thích rõ ràng hơn về các thuật ngữ số học. Alfred Marshall, một trong những người sáng lập ra ngành kinh tế tân cổ điển không tin tưởng vào các số liệu toán học chính bởi lý do này. Ông cho rằng, để diễn đạt dưới dạng toán học, nhiều sự suy xét kinh tế quan trọng “phải được lược bớt và cô đọng lại cho đến khi chúng giống như những cánh chim và các loài động vật trong nghệ thuật trang trí”. Các giả thuyết kinh tế chỉ đưa ra một sự hướng dẫn ở dạng thô nhất cho sự lược bớt này. Chẳng hạn như, giả thuyết kinh tế cho rằng nguồn cung sẽ tăng khi giá tăng. Nhưng liệu giá sẽ tăng theo một đường thẳng hoặc theo đường cong? Và có thể, khi giá tăng, người ta lại thấy nguồn cung dịch chuyển theo hình chữ U hoặc hình chữ S?

 

Ông Ross McKitrick, giảng viên Trường Đại học tổng hợp Guelph của Canada cho rằng, những sự lựa chọn dạng thức để biểu hiện như vậy có tính chất quan trọng hơn rất nhiều so với sự đánh giá về dạng thức biểu hiện của các nhà xây dựng mô hình. Trong một bài báo đăng tải năm 1998, ông đưa ra 2 sự mô phỏng phản ứng của người Canađa với việc tăng thuế. Hai sự phỏng đoán này giống như lý thuyết của Walrasian, đều sử dụng các dữ liệu giống nhau và khảo sát cùng mức tăng thuế 10% đôứi với các dịch vụ mua bán. Hai sự mô phỏng này chỉ có sự khác biệt trong cách lược bớt và cô đọng lại các hộ gia đình và công ty, từ đó đưa ra những sự thể hiện mang tính toán học khác nhau về các quy luật cung và cầu. Tuy nhiên, những sự thể hiện khác biệt ấy đã có những tác động sâu sắc. Trong sự mô phỏng thứ nhất của Ross McKitrick, việc tăng thuế khiến kinh phí hoạt động của chính phủ tăng thêm hơn 60%, còn trong giả thuyết thứ hai, kinh phí hoạt động của chính phủ chỉ tăng thêm 14%. Giả thuyết thứ nhất khiến việc tăng thuế như một lời mời chào rất hấp dẫn với các chính khách Canađa muốn chi tiêu lớn trong khi việc tăng thuế tỏ ra kém hấp dẫn hơn ở giả thuyết thứ hai. Tuy nhiên, các nhà hoạch địch chính sách, những người tin tưởng các giả thuyết này một cách qúa dễ dàng, lại chỉ biết chút ít về nguyên nhân dẫn đến những kết quả ấy: đó là lý thuyết sâu xa, dữ liệu đáng tin cậy hay chỉ là sự chỉnh sửa, lược bớt tuỳ hứng. Điều này thì đôi khi chính các nhà xây dựng mô hình cũng chẳng rõ.

 

Nghệ thuật của hệ thống bơm nước đã mất

 

Mô hình hoạt động như một chiếc máy bơm của Phillips, như anh ta nói, có ý nghĩa như “một sự giải thích hơn là một sự tính toán chính xác”. Nhưng nói cho cùng, chúng ta nên coi tất cả các mô hình kinh tế như những thiết bị giáo dục và những sự tính toán của các nhà xây dựng mô hình là những phương tiện cuối cùng giúp đỡ các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ về các quyết định của mình. Điều không may là mô hình của Phillips còn tỏ ra tốt hơn những mô hình thế hệ sau phức tạp hơn của nó. Rõ ràng là chúng ta có thể xem xét vấn đề qua bề ngoài của mô hình kinh tế, tìm ra được sự lưu thông của các dòng chảy tài chính qua việc quan sát hệ thống ống dẫn và xem mức độ tích luỹ lành mạnh của nền kinh tế thông qua các bể chứa trong mô hình. Nếu các thành phần đều vận hành sai lệch, sự thịnh vượng của nền kinh tế sẽ biến mất hết ngay trước mắt bạn. Mô hình này cũng có thể chỉnh sửa dễ dàng: ta có thể nới lỏng các van, mở các cửa và khoá các vòi. Và rất dễ dàng quan sát được nhân tố nào điều chỉnh kết quả.

 

Shantayanah Devarajan, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới và Sherman Robinson, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Thế giới chỉ ra rằng, các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu một cách chính xác và thấu đáo một mô hình kinh tế vận hành ra sao, giống như “người phi công cần phải hiểu thấu một chuyến bay giả”. Điều này có thể đúng, Tuy nhiên thậm chí nhiều nhà hoạch định chính sách thậm chí chưa bao giờ “bay” mô hình của họ. Họ chỉ muốn biết họ sẽ hạ cánh ở đâu. Thay vào đó, nếu như họ chuẩn bị thực hiện qua những mô phỏng họ có thể tìm thấy sự mâu thuẫn trong suy nghĩ của mình, những tác động không nhìn thấy trước từ những chính sách của mình hoặc những lý do mới cho những hành động của họ. Con số lớn đã tổng kết câu chuyện về một mô hình kinh tế - 520 tỷ $, 1,5% tỷ lệ GDP toàn thế giới, 4,4 nghìn tỷ $- thường là điều ít thú vị nhất.

 

(Nguồn: VCCI/Tờ Economist - Ngày 15 thang 7 năm 2006)   

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0