Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/07/2008
Moblin - cơ hội cho doanh nghiệp phần mềm

"Moblin sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động, có thể bán bản quyền ra toàn thế giới nếu là ứng dụng tốt",

Ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel Việt Nam nói trong buổi lễ ra mắt nền tảng mở di động Moblin vừa diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM.

Moblin là nền tảng hệ điều hành Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động, các máy tính xách tay di động màn hình nhỏ (netbook) và các hệ thống thông tin giải trí trong xe hơi sử dụng bộ vi xử lý tiết kiệm điện Atom của Intel. Không chỉ là nền tảng lõi, Moblin cung cấp các công cụ tạo điều kiện cho các công ty dễ dàng phát triển ứng dụng trên nền tảng này. Đặc biệt, theo ông Phúc, các ứng dụng viết trên nền tảng này sẽ chạy tốt trên mọi hệ điều hành Linux. "Đây là yếu tố rất quan trọng bởi hiện tại các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Linux của Red hat có thể không chạy trên hệ điều hành Ubuntu hay Suse Linux", ông Phúc nói.

Tại sao Moblin là cơ hội cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam? Theo ông Phúc, đó là vì các thiết bị di động đang là xu hướng sản phẩm được hầu hết các hãng sản xuất tập trung phát triển. Intel dự tính thị trường các thiết bị di động và máy tính netbook sẽ đạt con số 200 triệu vào năm 2010 và 1 tỷ sản phẩm sau đó 3 năm. Trong khi đó, các thiết bị di động và netbook chủ yếu dùng hệ điều hành Linux di động hoặc hệ điều hành Windows rút gọn.

Theo ông Phúc, Intel hiện bán chip Atom với giá 30 USD. Trong thị trường máy tính, chip thường chiếm khoảng 10% giá máy tính. Nếu dựa vào công thức này, máy tính xách tay dùng chip Atom sẽ có giá khoảng 300 USD. "Với mức giá này, số lượng người dùng mới sẽ rất nhiều", ông Phúc nói và cho biết: "Hiện nay Intel sản xuất không kịp bộ vi xử lý Atom để bán do đón nhận của thị trường vượt mức mong đợi của Intel. Cụ thể ở Việt Nam, máy tính xách tay di động Eee PC của Asus đã bán được 1000 chiếc chỉ trong một giờ".

Ông Phúc cũng cho biết thêm là Intel có kế hoạch chi khoảng 10 USD cho phần mềm ứng dụng đối với một máy tính di động dùng bộ vi xử lý Atom bán ra tại Việt Nam. Intel dự tính sẽ bán ra khoảng 500 ngàn máy tính dùng Atom. Như vậy, các công ty phần mềm Việt Nam có thị trường trị giá khoảng 5 triệu USD để viết ứng dụng chỉ riêng với các máy tính xách tay dùng chip Atom. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng sẽ là thị trường lớn cho các doanh nghiệp viết ứng dụng trên nguồn mở.

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD-ĐT), toàn ngành giáo dục hiện có khoảng 1 triệu máy tính và dự tính sẽ đạt 2 triệu máy trong vài năm tới. Ngành giáo dục cũng là nơi đang đi tiên phong trong việc ứng dụng phần mềm nguồn mở. Từ cuối năm 2007, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo toàn ngành dùng OpenOffice và hệ điều hành Ubuntu Linux. Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ đưa phần mềm nguồn mở vào chương trình đào tạo, tổ chức các cuộc thi viết ứng dụng cho phần mềm nguồn mở nhằm khuyến khích và định hướng sinh viên phát triển sản phẩm trên nền nguồn mở.

Ngoài ra, theo ông Ngọc, Bộ GD-ĐT đã tính đến khả năng phát triển Internet di động phục vụ giáo dục ở những vùng sâu vùng xa khi có dịch vụ 3G (dịch vụ di động thế hệ thứ 3) bởi chi phí kết nối Internet qua cáp quang hay vệ tinh đều không khả thi ở những khu vực này.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0