Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/06/2008
Viễn thông di động Việt Nam: Cần hội tụ sức mạnh để phát triển

VTVN vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài

Ba mạng GSM tăng trưởng nóng, bùng nổ thuê bao (TB) ảo, trong khi chất lượng dịch vụ (DV) còn nhiều vấn đề. Ba mạng CDMA hai nhà cung cấp (S-Fone và EVN Telecom) thì phát triển vẫn lẹt đẹt, còn HT Mobile thì đang vất vả chuyển đổi công nghệ. Bên cạnh những thành công, viễn thông di động (VTDĐ) VN hiện vẫn bộc lộ nhiều bất ổn.

 

Đối mặt với thực trạng

VTDĐ VN đã trải qua 15 năm phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn thực sự có "yếu tố phát triển" mới chỉ trong vòng gần 4 năm trở lại đây. Đó là sự phá thế độc quyền của VNPT với sự ra đời của các nhà cung cấp khác, đồng thời với việc giá cước giảm mạnh. Bên cạnh đó với việc ra đời của các DN mới, mức độ cạnh tranh đã được tăng lên, trong đó điển hình là Viettel dù ra đời sau Vinaphone và MobiFone 4 năm, nhưng đã nhanh chóng đạt được 20 triệu thuê bao vào ngày 25.6 vừa qua.

Tuy nhiên, từ đây phát sinh và bộc lộ những vấn đề của VTDĐ VN. Đầu tiên là việc ra đời quá nhiều DN VT đã khiến cho đầu tư nhà nước bị phân tán nguồn lực, quy mô manh mún. Các chuyên gia VT cho biết, điều này đã đẩy VTVN vào thế yếu, khó có thể cạnh tranh được với DN nước ngoài khi hội nhập.
 
Cho đến nay, điều này đã đúng khi DNVT VN dù có cả tập đoàn lớn nhưng cũng chỉ mua công nghệ, khai thác DV trong khi hoàn toàn bị động vào công nghệ, thiết bị đầu cuối của nước ngoài. Cụ thể, cả 6 mạng di động hiện nay đều phải mua công nghệ cũng như thiết bị đầu cuối của các tập đoàn quốc tế. Trong thời gian tới khi tiến lên 3G và cung cấp Wimax, sự lệ thuộc vào công nghệ cũng là thách thức không nhỏ đối với các DN. Mới đây nhất, Vinaphone cũng đã phải tung ra 28 triệu USD để mua công nghệ mở rộng mạng GSM của Motorola...

Nhưng có một điều quan trọng hơn là VTDĐ VN đã bị lãng phí nguồn lực rất lớn bên cạnh việc không ít suất đầu tư kém hiệu quả. Cho đến nay, cùng với HT Mobile phải chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang GSM thì 2 nhà cung cấp CDMA còn lại là S-Fone và EVN Telecom cũng phát triển rất chậm. Điều này đặt ra một câu hỏi nhạy cảm là "tương lai nào cho CDMA?" khi các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối lớn đã chối bỏ, khách hàng cũng không mặn mà với công nghệ này. Đặc biệt, DV city phone hiện có thể nói coi như đã thất bại hoàn toàn...

Một khó khăn khác là năng lực hội nhập của DNVT VN. Đã vài năm qua, lộ trình cổ phần hoá các DNVT đã không thể diễn ra như dự kiến. Một nguyên nhân chính là VT VN chưa đủ tự tin để hội nhập sâu và bắt tay làm ăn với DN nước ngoài. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề khác như chất lượng DV còn hạn chế, yếu kém trong DV giá trị gia tăng, lãng phí tài nguyên và kho số... cũng níu kéo bước phát triển của VTVN.

Cần hội tụ sức mạnh để phát triển

Theo các chuyên gia VT thì việc một quốc gia có dân số khoảng 90 triệu dân mà có tới 6 mạng DĐ là quá nhiều. Nhưng điều đáng lưu ý hơn là 6 DN này đều là DN nhà nước. Việc đầu tư dàn trải, cạnh tranh lẫn nhau... và tự làm yếu mình đã làm suy yếu năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DNVT VN. Trước thềm hội nhập WTO, Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông Nguyễn Thành Hưng từng cho rằng sự phân tán nguồn lực, yếu thế về công nghệ và nhân lực sẽ khiến VN bị phụ thuộc công nghệ vào các tập đoàn lớn, khó bắt kịp khi công nghệ chuyển đổi và ứng dụng...

Từ vấn đề này, Thứ trưởng Hưng và nhiều chuyên gia cho rằng VN cần quy hoạch DNVT, từ đó hội tụ sức mạnh để phát triển. Sự hội tụ này cho phép nhà nước tiết kiệm tài nguyên VT hoặc bán cho nước ngoài khi họ vào VN khai thác. Đồng thời loại bỏ những yếu tố kìm hãm sự phát triển thị trường, qua đó tăng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, DNVT VN sẽ có khả năng tập trung tài chính, nhân lực và công nghệ mạnh để vừa làm đối trọng và đảm bảo năng lực đối tác để cạnh tranh và làm ăn với DN nước ngoài.

Theo các chuyên gia, nếu không có hoạch định chiến lược, chuẩn bị năng lực đủ mạnh trước khi "mở toang cánh cửa" thị trường VT; khi đó DVNV sẽ rất vất vả trong cạnh tranh, thậm chí DN và nhà nước khó tránh khỏi những thua thiệt.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0