Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/06/2008
CNTT - trợ thủ đắc lực của phóng viên

Thu nhận thông tin nhanh hơn nhờ website, email và chat; ghi âm, ghi hình, chụp ảnh chất lượng cao hơn nhờ thiết bị kỹ thuật số hiện đại. CNTT ngày càng tỏ ra hữu dụng đối với công việc của phóng viên.

Làm báo thời @

"Nhiều trường hợp thông tin nhanh nhất lại xuất phát từ một phương tiện giao tiếp hiện đã trở nên khá phổ biến trong xã hội như chat. Ví dụ, một tin "đổ" hoặc bị gác lại bất ngờ vì một sự cố nào đó, cần gấp tin khác thế chỗ. Gọi điện thì nhanh nhưng có nhiều từ kỹ thuật nếu nghe qua điện thoại, ghi lại sẽ không đảm bảo độ chính xác. Email thì nếu có gì chưa hiểu hoặc thiếu lại mất thời gian kiểm tra và thư đi thư lại. Vì thế, dùng một chương trình nhắn tin tức thời như Yahoo Messenger hoặc Skype để trao đổi thông tin là tiện nhất", Tiến Dũng - biên tập viên báo Khoa học và Phát triển nói. Riêng với phần mềm Skype, việc truyền tức thời cả một văn bản dài hàng chục trang trở nên vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

Cũng như chat, thư điện tử, tin nhắn điện thoại di động, công cụ tìm kiếm (search engine) và các nguồn dữ liệu trên mạng như cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, website doanh nghiệp, từ điển bách khoa trực tuyến… hỗ trợ phóng viên tìm kiếm dữ liệu văn bản, âm thanh, hình ảnh, kiểm tra độ chính xác của thông tin một cách kịp thời và đặc biệt là hầu như không tốn phí. "Do yêu cầu công việc, tôi hay đưa tin về các luật, chính sách mới của Nhà nước Việt Nam. Nếu không có CNTT, tôi phải tìm đến cơ quan ban hành hay một công ty luật nào đó xin hoặc mua một bản copy. Tuy nhiên, nhờ mọi thứ đã được "số hóa", tôi chỉ cần vào website của cơ quan ban hành, tìm kiếm vài giây là có thể nắm đầy đủ thông tin trong tay" - Minh Long - trợ lý báo chí Phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội cho biết.

Đối với một hãng thông tấn nước ngoài thì "không có Internet thì mọi hoạt động gần như tê liệt", anh Long khẳng định. Có thông tin chính rồi thì bước tiếp theo là phải kiểm tra độ xác thực và bổ sung thông tin liên quan - những khâu này nhiều khi được thực hiện "online". Rồi trong quá trình viết bài cũng phải dùng đến các phương tiện kỹ thuật số như phần mềm hoặc website chuyển đổi đơn vị tiền tệ, đo lường… hoặc đơn giản là tra từ điển Anh - Việt, Việt - Anh trên nền web. Động tác cuối cùng để hoàn thiện quá trình tác nghiệp là gửi bài về Tổng xã cũng thông qua website.

Sau khi "thần tốc" viết bài, chụp ảnh thì việc "chuyển phát nhanh" tin bài về tòa soạn là một yếu tố quan trọng nhằm cung cấp thông tin sớm nhất cho độc giả. Lúc này, việc phát tin "nóng" nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào Internet vì không phải lúc nào cũng có thể phóng xe vù vù về cơ quan. Khi "chộp" được hình ảnh của chiếc tàu chiến Mỹ đầu tiên cập cảng Việt Nam sau chiến tranh hay khuôn mặt những cổ động viên bóng đá rạng ngời hạnh phúc trước chiến thắng bất ngờ của đội nhà, các phóng viên ngay lập tức mở laptop, sử dụng dịch vụ Mobile Internet (truy cập mạng bất cứ nơi nào có sóng điện thoại di động) để gửi tin và hình ảnh về tòa soạn.

Sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật số đối với công việc của phóng viên thể hiện rõ nét nhất ở các đài phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Các công cụ này giúp phóng viên ghi nhận thông tin kịp thời, đa dạng hơn, biên tập dữ liệu dễ dàng hơn và đưa sản phẩm cuối cùng đến với công chúng nhanh hơn. "Từ dăm bảy năm trước đây tôi đã sử dụng băng video số vì nó có nhiều điểm mạnh vượt trội so với băng Betacam, VHS, S-VHS… như khả năng ghi nhận và nén tín hiệu hình ảnh cao hơn, kích thước nhỏ gọn hơn. Video số giúp công đoạn dựng phim đơn giản hơn rất nhiều", Trà My - phóng viên Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội nói.  

Kỹ năng quan trọng của nhà báo

Tuy nhiên, trước một "biển" thông tin ăm ắp trên Internet như vậy, phóng viên phải nhanh nhạy và tỉnh táo để nhận biết được đâu là nguồn thông tin chính thống hay nguồn tin chỉ mang tính tham khảo (ví dụ Từ điển bách khoa mở Wikipedia), đâu là thông tin chưa được kiểm chứng hoặc mang tính chất cá nhân (chẳng hạn như thông tin trích dẫn từ blog của một người nào đó). Một số tờ báo Việt Nam đã có lần điêu đứng vì đưa tin sai lệch liên quan đến đời tư một diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, mà sau đó phải vội vàng đưa tin cải chính và cáo lỗi.

Tại lễ trao giải Báo chí Quốc gia năm 2007, nhà báo lão thành Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đã có nhận định, trong thời đại thông tin đa chiều như hiện nay, vấn đề đầu tiên thể hiện trách nhiệm của mỗi nhà báo là sự lựa chọn việc nào, thông tin nào cần viết, cần phản ánh. Từ sự lựa chọn ấy, nhà báo sẽ khẳng định được bản lĩnh của mình và bản sắc của cơ quan báo chí.

Xác định được tính chất và độ xác thực của nguồn thông tin cũng có nghĩa là "người đầu bếp" phóng viên đã tìm được những nguyên liệu "sạch" và "ngon" để thỏa sức chế biến thành các "món ăn" hấp dẫn đông đảo thực khách.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0