|
Nguồn: Phototour |
Chủ yếu đặt tại Trung Quốc và Đài Loan, những nhà máy này hiện nắm giữ tới 91% thị phần thế giới và đạt doanh thủ kỷ lục là 16,6 tỷ USD trong năm ngoái, hãng nghiên cứu In-Stat cho biết.
Những nhà máy như Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC) và United Microelectronics Corp (UMC) thì chỉ chuyên sản xuất và cung ứng chip cho những thương hiệu nổi tiếng hơn (nhưng họ thiếu cơ sở sản xuất riêng). Lấy thí dụ, các con chip đồ họa do ATI và nVidia thiết kế trên thực tế đều do hai nhà máy của Đài Loan nói trên sản xuất.
Theo In-Stat thì TSMC sẽ là ông vua không thể tranh cãi của thị trường "gia công thô" chip vào năm 2010, với UMC bám sát phía sau.
Cũng trong năm 2005, nhà máy Semiconductor Manufacturing International (SMIC) của Trung Quốc đã thay thế Chartered - một nhà máy đại gia của Singapore để chiếm lấy vị trí thứ 3.
Mặc dù có sự chuyển giao công nghệ đáng kể giữa các nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan, song các vụ tranh chấp thương mại giữa những đối thủ này cũng diễn ra khá gay gắt. Năm 2004, TSMC đã khởi kiện SMIC, cáo buộc nhà máy Trung Quốc này đánh cắp thông tin về sản xuất chip và vi phạm bản quyền sáng chế. Kết quả là SMIC đã phải trả cho TSMC một khoản tiền đáng kể để dàn xếp vụ kiện.
Theo chuyên gia Mayank Jain của In-Stat, Trung Quốc được dự đoán sẽ là đầu tàu, chèo lái làn sóng tăng trưởng trong thời gian tới của ngành công nghiệp sản xuất chip châu Á. "Các nhà máy tại Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xoay quanh như các vệ tinh. Nhiều hãng sản xuất thiết bị tích hợp và nhà máy chip tại Trung Quốc đang không ngừng mở rộng quy mô và năng suất của mình".
Hãng sản xuất thiết bị tích hợp, hay IDM, là thuật ngữ chỉ những hãng tự thiết kế và sản xuất chip bên trong những nhà máy của riêng mình. Tại châu Á, các IDM chủ yếu phân bổ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Samsung, một trong những IDM hàng đầu thế giới, cũng không giấu giếm ý định mở rộng hơn công việc kinh doanh sản xuất chip,