Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2008
Phương án mới cho dịch vụ “116”

Bộ TT&TT vừa đưa ra giải pháp chấm dứt tình trạng dịch vụ tra cứu số điện thoại 116 chỉ có dữ liệu của VNPT.

Từ lâu, nhiều người dân muốn gọi 116 để hỏi thông tin về số điện thoại (cả cố định và di động) nhưng không được đáp ứng do VNPT (đơn vị duy nhất đang cung cấp dịch vụ giải đáp này qua số 116) chỉ có dữ liệu về thuê bao của mình chứ không có dữ liệu thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ khác như Viettel, EVN Telecom. Tuy nhiên, một giải pháp mà Bộ TT&TT vừa đưa ra có thể chấm dứt tình trạng này vào cuối năm nay.

Dịch vụ gọi 116 được xếp vào loại dịch vụ bắt buộc, thuộc nhóm dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI), được cung cấp miễn phí cho người dân, hiện vẫn đang được Nhà nước hỗ trợ bù chi phí thông qua Quỹ DVVTCI. Bộ TT&TT từ 2 năm trước đã chủ trương xây dựng Đề án 116 với hướng ban đầu là giao các Sở TT&TT triển khai cung cấp dịch vụ 116 tại địa phương và kinh phí được hỗ trợ qua Chương trình cung cấp DVVTCI.

Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng Đề án nảy sinh khó khăn về cơ chế: Theo quyết định thành lập Quỹ DVVTCI của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ chỉ được phép hỗ trợ các DVVTCI thông qua các doanh nghiệp chứ không được hỗ trợ thông qua các Sở TT&TT. Khó khăn này phần nào được giải quyết khi một sáng kiến được nêu ra: Các Sở TT&TT có thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ 116 với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn và Quỹ DVVTCI sẽ hỗ trợ kinh phí gián tiếp thông qua các doanh nghiệp và thông qua lưu lượng cuộc gọi 116 thực tế.

Nhưng một vướng mắc khác cũng khiến nhiều người phải suy tính. Đó là kinh phí đầu tư ban đầu để xây dựng các Trung tâm 116 sẽ phải lấy từ nguồn ngân sách địa phương, trong khi nhiều địa phương còn rất khó khăn và bài toán lấy chi phí từ đâu để “nuôi” Trung tâm 116 ở những tỉnh nghèo, số thuê bao ĐTCĐ chỉ vài chục ngàn và mỗi ngày chỉ có vài cuộc gọi 116 (chưa kể một số khó khăn khác như về triển khai nhân sự…).

Có hai phương án khác được đề xuất trong dự thảo Đề án 116 song tính khả thi cũng chưa cao: Phương án giao cho VNPT làm thì gặp khó ở những địa phương có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, nhiều thuê bao và lưu lượng thoại lớn, do các doanh nghiệp không chịu cung cấp các dữ liệu thuê bao của mình cho VNPT. Còn với phương án từng doanh nghiệp tự cung cấp dịch vụ 116 của mình, việc thành lập một cơ sở dữ liệu chung về tất cả các thuê bao của tất cả các doanh nghiệp là rất khó.

Tại cuộc họp ngày 13/6 với các đơn vị liên quan đến Đề án 116 của Bộ TT&TT nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã chỉ đạo, chọn khoảng 15-20 tỉnh, thành phố có thuê bao lớn để giao các Sở TT&TT làm và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đảm nhiệm tại các tỉnh còn lại. Trước mắt sẽ triển khai sớm từ quý IV/ 2008 và đến năm 2010 sẽ tổng kết, đánh giá và triển khai các bước tiếp theo.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0