Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/09/2006
Phát triển khoa học – công nghệ thủ đô: Cần xoá bỏ rào cản bất hợp lý

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ TP nêu rõ mục tiêu, quan điểm, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Khoa học – công nghệ (KHCN) giai đoạn 2006-2010: Hà nội sẽ thu hút mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KHCN…; sớm xây dựng cơ chế trao đổi, hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước của TP với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức dịch vụ tư vấn và các doanh nghiệp trong nghiên cứu - thử nghiệm - sản xuất. Đây là chủ trương lớn nhằm đưa KHCN thực sự trở thành động lực phát triển Thủ đô trong những năm tới.

Hà Nội hiện chiếm khoảng 68% số người có học hàm, học vị, là nơi “trú chân” của trên 50% tổ chức KHCN hàng đầu của cả nước. Các trường trọng điểm quốc gia như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội… với đội ngũ nhà khoa học hùng hậu cũng là một lợi thế không thể so sánh được của Hà Nội với các địa phương khác. Trên thực tế, một số trường ĐH, viện nghiên cứu đã hợp tác tốt với Hà Nội trong công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để nói rằng công việc trên đã “xuôi chèo mát mái” thì chưa. Nhiều nhà khoa học phát biểu trong các hội thảo gần đây đã bày tỏ sự băn khoăn và cho rằng, họ rất muốn hợp tác với Thủ đô nhưng vì nhiều lý do nên khó có thể thực hiện được.

Đi vào vấn đề cụ thể, TS Nguyễn Chỉ Sáng, Viện Nghiên cứu cơ khí dẫn chứng: Hiện Sở GTCC đang quản lý các dự án thoát nước, cần nhập khẩu rất nhiều thiết bị. Hiện nay, Viện đã thiết kế chế tạo thành công nhiều thiết bị như gầu tời, xe hút bùn chân không... nhưng rất khó để bán được hàng... Trong dự án thoát nước giai đoạn 2 sắp triển khai, thành phố cần xem xét để các đơn vị trên địa bàn có khả năng nghiên cứu thiết kế, chế tạo được những trang thiết bị nào, những loại nào cần tiếp tục nhập khẩu. Nếu các đơn vị này nghiên cứu thành công sẽ có cơ chế nội địa hóa, như vậy chẳng những tiết kiệm được ngoại tệ mà còn bảo đảm các kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng ngay trên thực tế.

Sự hợp tác không hiệu quả hoặc bất hợp tác tất yếu dẫn đến hệ quả là sự lãng phí nguồn tài sản trí tuệ vô cùng quý giá. Nói cách khác, các nhà khoa học sẽ hợp tác với các địa phương khác nhiều hơn thay vì những giải pháp họ nghiên cứu thành công có thể ứng dựng trực tiếp vào giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố. Cùng đi tìm lời giải cho vấn đề làm sao có sự hợp tác ngày càng gắn bó, hiệu quả hơn giữa các cơ quan khoa học Trung ương trên địa bàn với sự phát triển của Thủ đô, Thứ trưởng Bộ KHCN Lê Đình Tiến cho rằng, Hà Nội không nên phân biệt đâu là cơ quan khoa học trung ương, địa phương và phải coi cái gì trên đất “của ta” thì đó là tài sản «của ta", ta phải khai thác, tận dụng triệt để. Đây là lời giải căn bản, cốt lõi cho vấn đề thu hút nhân tài, tận dụng nguồn chất xám trên địa bàn Thủ đô.

Thứ trưởng Lê Đình Tiến đưa ra gợi ý: Hà Nội cũng có thể trực tiếp đặt đề bài với các cơ quan nghiên.cứu để hướng họ vào cùng giải quyết một số vấn đề bức xúc trước mắt như môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... Hà Nội nên có khu ươm tạo doanh nghiệp KHCN thông qua việc lựa chọn những đề tài nghiên cứu thành công của các cơ quan khoa học trên địa bàn, phù hợp với kế hoạch phát triển của thành phố. Cùng với việc tạo nhiều ưu đãi chợ các đơn vị nào Hà Nội sẽ có cơ hội để tiến thẳng vào sản xuất công nghệ cao. Đây chính là chiến lược «hái quả" mà thành phố cần tận dụng nếu không sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Nếu Hà Nội đầu tư để ngành KHCN tiếp tục nghiên cứu những công trình mà các cơ quan Trung ương đã làm thành công thì sẽ lãng phí và kém hiệu quả.

Thời gian tới, một số nội dung mà thành phố và KHCN sẽ thực hiện là tập trung xây dựng Khu công nghệ cao Hà Nội, Trung tâm Giao dịch công nghệ Hà Nội và một số đơn vị khác như: Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, phân tích; Trung tâm công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm... Ngoài ra, Hà Nội còn có kế hoạch xây dựng Công viên khoa học để phục vụ cập nhật kiến thức, nâng cao dân trí cho mọi tầng lớp nhân dân. Đây cũng nhằm tạo tiềm lực cho KHCN Hà Nội phát triển.

PGS-TS Lê Trần Lâm, Giám đốc Sở KHCN cho biết: Hà Nội luôn quan niệm rằng “cái gì trên đất của mình thì sẽ là của mình” nhằm làm sao đưa các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các kết quả nghiên cứu... có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài của thành phố. Cả hai phía, Sở KHCN và các cơ quan nghiên cứu trung ương trên địa bàn cần phải tích các thông tin cho nhau nhiêu hơn nữa.

Từ Nghị quyết đến cuộc sống không đơn giản chỉ là những định hướng cụ thể mà khi triển khai rất cần sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị cũng như nỗ lực của các nhà khoa học. Nếu tình trạng “cát cứ” trong khoa học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung vẫn không được giải quyết triệt để thì đó sẽ là thiếu sót và thiệt thòi lớn. Cũng cần phải nhắc lại rằng, công việc trên không phải của riêng ngành KHCN mà rất cần giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của nhiều ban, ngành... Đã đến lúc không thể nói và hứa suông để nữa!

Theo Trà Mi, báo Hà Nội mới, ngày 1/9/2006

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0