Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/05/2008
HP, Lenovo thắng lớn nhờ laptop

Doanh thu nhảy vọt (37%) của khối máy tính xách tay đã giúp HP tận hưởng một quý tài khóa "trên mây", dù cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác của hãng đều tăng trưởng tốt.

Sự thăng hoa của thị trường laptop tiếp tục giúp các đại gia PC tận hưởng một quý tài khóa màu hồng. Nguồn: AP
Cụ thể, tổng doanh thu trong quý II đạt 28,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng cán ngưỡng 2,06 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức lợi nhuận 1,78 tỷ USD của quý II/2007.

Hai bộ phận tăng trưởng mạnh nhất của HP chính là phần mềm và dịch vụ, dù cho xuất phát điểm của chúng đều ở quy mô khiêm tốn.

Doanh thu khối dịch vụ đã tăng 12% so với năm ngoái để khóa sổ ở mức 4,6 tỷ USD. Ấn tượng hơn, doanh thu phần mềm nhảy vọt tới 28%, đạt 727 triệu USD.

Máy tính cá nhân vẫn là bộ phận kinh doanh chủ lực của HP. Doanh thu đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước để đạt 10,1 tỷ USD. Doanh số máy tính xuất xưởng cũng tăng tới 21%

Tuy nhiên, hầu hết tăng trưởng đều do công sức đóng góp của máy tính xách tay. Ở thái cực ngược lại, doanh thu của máy tính để bàn chỉ "đi ngang" mà thôi.

Tuần trước, HP đã công bố kế hoạch mua lại hãng phần mềm EDS với giá 9,5 tỷ USD. Theo nhận định của hãng máy tính cá nhân số 1 thế giới này, sự kết hợp giữa phần mềm và dịch vụ sẽ trở thành một xu hướng chủ đạo trong ngành công nghiệp PC thời gian tới.

Một điểm đáng lưu ý là có tới 70% doanh thu của HP trong quý II đến từ các thị trường bên ngoài nước Mỹ.

"Sức cầu ở các nền kinh tế mới quả là đáng kinh ngạc", đại diện của hãng bình luận.

Lenovo "lên hương"

 
Lenovo hiện là hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau HP, Dell và Acer.

Cụ thể, tính đến hết ngày 31/3 vừa qua, doanh thu của hãng đã đạt 16,4 tỷ USD - tăng đáng kể so với con số 14 tỷ cùng kỳ năm trước.

Tương tự, lãi ròng cũng vượt ngưỡng 485 triệu USD, cao gấp 3 lần so với mức 161 triệu USD của năm tài khóa 2006-2007.

Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan chính là 3 thị trường tiêu nhụ máy tính Lenovo mạnh mẽ nhất, khi đóng góp tới 37% nguồn doanh thu của hãng.

Sản lượng máy tính xuất xưởng cũng tăng 27% so với năm trước, Lenovo cho biết.

Theo giới phân tích, một trong những lý do chính khiến cho sức cầu PC tại Trung Quốc tăng đột biến là chương trình marketing rầm rộ hướng tới Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Ngoài 3 thị trường chủ lực nói trên, tình hình kinh doanh của Lenovo tại các khu vực khác cũng đang tăng trưởng rất vững chắc.

Châu Mỹ hiện là thị trường lớn thứ hai của hãng khi chiếm tới 28% doanh thu. Doanh số máy tính bán được cũng đã tăng 13% trong năm tài khóa mới nhất.

Ngay cả châu Âu, một thị trường nổi tiếng khó tính cũng đóng góp 13% doanh thu cho hãng. Tốc độ tăng trưởng doanh số thậm chí còn nhanh hơn - lên tới 23% so với năm tài khóa 2006-2007.

Cũng chiếm 13% doanh thu của hãng là thị trường châu Á nói chung, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh số chậm hơn - chỉ dừng lại ở 18%.

Laptop hiện vẫn là mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của hãng (58%). Tuy nhiên, theo lời Lenovo, máy tính để bàn cũng đang kinh doanh rất chạy.

Trong suốt một năm qua, số lượng máy tính để bàn tiêu thụ được đã tăng 13%, cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thị trường.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0