Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/05/2008
“Thắt lưng, buộc bụng” chống lạm phát

Dù phải cắt giảm chi phí, nhân sự để đối phó với lạm phát, nhiều công ty phần mềm Việt Nam vẫn chưa định tăng giá phần mềm.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp phần mềm Việt như công ty MISA, FAST, Tinh Vân và FPT, từ đầu năm đến nay, lương cho nhân viên đã tăng khoảng 15-20% so với năm 2007. Để bù đắp quỹ lương tăng do lạm phát, các công ty phần mềm phải tăng cường cắt giảm chi phí từ các hoạt động không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, hạn chế tuyển dụng nhân viên mới, xa thải những nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc.

Giảm nhân viên, tăng lương

Tập đoàn FPT từ đầu năm đã ra hẳn một quyết sách gọi là “C10” với mục tiêu cắt giảm 10% chi phí hoạt động để chống chọi với lạm phát. Để thực hiện mục tiêu này, FPT một mặt đẩy cao việc thực hiện mục tiêu doanh số, lợi nhuận, một mặt hạn chế tối đa tuyển người mới, thuyên chuyển các vị trí không đáp ứng yêu cầu, cắt giảm các hoạt động không trực tiếp tạo ra lợi nhuận và tăng cường tiết kiệm. Theo một lãnh đạo FPT, trong chiến dịch cắt giảm chi phí, FPT đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng hiệu quả nhân sự, coi đó là chìa khóa để chống lạm phát. Tính trung bình, chi phí cho một nhân viên làm phần mềm mỗi năm lên tới trên 8.000 USD một năm.

Không ra quyết sách quyết liệt như FPT, từ đầu năm đến nay, công ty Tinh Vân thường xuyên tổ chức ngày văn hóa trong công ty với khẩu hiệu “thắt lưng, buộc bụng” nhằm kêu gọi nhân viên trong công ty tiết kiệm, chung tay chống lạm phát. Ngoài việc cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên, theo ông Phan Quang Minh, Trưởng phòng phát triển kinh doanh Công ty Tinh Vân, lạm phát đang làm thay đổi chính sách nhân sự của công ty. “Từ năm 2007 về trước, Tinh Vân tìm mọi cách níu chân những người xin ra đi nhưng nay thì khác. Những người xin đi sẽ được bộ phận nhân sự đánh giá lại, nếu là những vị trí không thật xuất sắc thì không tìm cách giữ chân”, ông Minh nói.

Ông Lữ Thành Long, Tổng giám đốc công ty MISA cho biết từ khi lạm phát tăng cao, các hoạt động không cấp bách như đổi xe hơi đều bị cắt giảm. Bên cạnh đó, MISA đã phải tính lại tỷ lệ tăng trưởng và lợi nhuận để hạn chế cao nhất sự tác động của bão giá và lạm phát tới đời sống của nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tiêu cực, theo ông Long, lạm phát là cơ hội cho MISA rà soát lại các quy trình nghiệp vụ để tăng cường hiệu quả và năng suất lao động.

Sẽ không tăng giá phần mềm

Lạm phát và bão giá đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp phần mềm, lạm phát chưa tác động nhiều đến sức mua phần mềm. Thậm chí, theo ông Lê Khắc Bình, Giám đốc điều hành Công ty phần mềm FAST, lạm phát còn có tác động tích cực với thị trường một số loại phần mềm như phần mềm kế toán. Lạm phát thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm để giảm chi phí, quản lý tốt hơn quá trình hoạt động kinh doanh. Với FAST, ông Bình cho biết, số lượng hợp đồng mua phần mềm của công ty này trong 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng với tốc độ cao.

Ông Lữ Thành Long cũng khẳng định lạm phát chưa ảnh hưởng nhiều tới sức mua phần mềm kế toán của MISA. “Các doanh nghiệp đứng trước cơn bão giá thường phải xem xét lại toàn bộ các quy trình công việc, trong đó phần mềm được coi là công cụ tối ưu hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp”, ông Long nói.

Thế nhưng, theo ông Phan Quang Minh, “doanh số từ thị trường dự án của Tinh Vân đã giảm nhẹ do Chính phủ có chính sách cắt giảm 10% ngân sách trong năm nay để chống lạm phát.” Ông Minh dự báo thị trường có thể còn bị tác động mạnh hơn từ nay tới cuối năm nay khi các cơ quan nhà nước bắt đầu thực hiện cắt giảm các dự án CNTT không cấp bách.

Tuy nhiên, tin vui với người tiêu dùng phần mềm là phần lớn doanh nghiệp phần mềm đều khẳng định chưa có kế hoạch tăng giá bán phần mềm. Theo ông Lê Khắc Bình, lạm phát đã làm tăng chi phí sản xuất phần mềm, nhưng doanh nghiệp này chưa có ý định tăng giá bán phần mềm.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0