Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/05/2008
Mạng xã hội giáo dục

Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn cầu với xu hướng chính là phục vụ truyền thông liên lạc, giải trí. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đã bắt đầu tiến gần hơn đến lĩnh vực giáo dục, mở đường cho một xu hướng học trực tuyến mới mà những mạng xã hội tại Việt Nam có thể tham khảo và đưa vào thực tiễn.

Từ bước đi của iCue...

Cùng học tập và chia sẻ tài liệu, giảng dạy sẽ kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi, nâng cao kiến thức. Ảnh minh họa: Internet

Mạng xã hội giáo dục mang tên iCue do hãng truyền thông NBC News sáng lập đã chính thức hoạt động bao gồm 2 thành phần chính yếu là cung cấp những tài nguyên thông tin thuộc chương trình NBC Learn cho các học sinh sinh viên từ 13 tuổi trở lên, chủ yếu là lịch sử, chính trị, chương trình học tiếng Anh…. Phần còn lại là một mạng xã hội để nối kết các học sinh sinh viên với nhau.

iCue dựa trên ý tưởng mang tên CueCards, phát triển trên nền tảng nghiên cứu của nhóm Education Arcade thuộc MIT. Mục đích của MIT Comparative Media Studies là theo dõi tiến trình hoạt động của iCue để thu thập và đánh giá mức độ hữu ích cho việc học nhằm xây dựng một môi trường học tập tốt hơn cho những lớp học hiện đại.

Tại iCue, học sinh sinh viên dễ dàng tìm kiếm các bài học mà mình quan tâm qua nhiều nguồn khác nhau như tài liệu, các bài giảng, bài học từ giáo viên, nội dung video số và từ những chia sẻ của các thành viên khác trong mạng. Giáo viên và học trò có thể sẽ tương tác với nhau qua nhiều hình thức như diễn đàn và mạng bạn bè iCue Friends Network. Ngoài ra, thành viên trong mạng có thể thi thố với nhau qua các trò chơi, kiểm tra kiến thức.

Facebook, mạng xã hội có số lượng người sử dụng và mức độ phổ biến trong TOP 5 hiện nay, cũng có nguồn gốc từ một mạng nhỏ tại trường ĐH Harvard do Mark Zuckerberg khởi xướng rồi lan rộng sang Stanford, Yale rồi đến các trường ĐH khác. Đại đa số thành viên trong Facebook là sinh viên tại các trường trung học và đại học tại Mỹ rồi mở rộng đối tượng là các nhân viên công sở... gặt hái thành công rực rỡ.

Mạng xã hội giáo dục tại Việt Nam: bao giờ?

Từ ý tưởng iCue hay thành công của Facebook, ta liên tưởng đến một mạng xã hội giáo dục dành cho HSSV Việt Nam. Phần lớn học sinh sinh viên ở nước ta đều phụ thuộc vào việc đọc chép, ít khi chịu tìm tòi tài liệu. Việc tạo dựng mạng xã hội giáo dục sẽ kích thích nhu cầu tìm hiểu và chia sẻ tài nguyên thông tin như ảnh hưởng mà Yahoo! Hỏi&Đáp hay 360o đã mang lại cho giới trẻ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Hơn nữa, mạng giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ ở mức giới thiệu thông tin của từng trường, các chương trình và diễn đàn trao đổi thông tin... chưa hỗ trợ nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu cho HSSV và cả giáo viên. Các website cung cấp thông tin, tài liệu học tập cũng chỉ ở mức đơn lẻ, chưa thể đáp ứng nhu cầu của HSSV.

Mạng xã hội giáo dục tại Việt Nam là ý tưởng hoàn toàn khả thi nhưng cần có sự góp sức của những tổ chức giáo dục có uy tín để định hướng xây dựng và bàn tay chung sức của hệ thống trường phổ thông hay đại học Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng. Tính chất của mạng xã hội mang hướng mở, mọi thành viên trong mạng đều có thể thể hiện mình và tạo những nối kết đến những thành viên khác có đồng quan điểm hoặc các mối liên hệ tương giao khác. Tùy theo dịch vụ chủ chốt trong mạng xã hội tập trung phục vụ mà nó mang lại những lợi ích nhất định.

Qua mạng xã hội giáo dục, các thành viên là học sinh sinh viên sẽ tiếp cận được kho tài nguyên khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Một bài giảng hay từ giáo viên có thể đến với các HSSV trên khắp mọi miền đất nước chứ không đơn thuần là HSSV thuộc lớp do giáo viên đó trực tiếp giảng dạy. Hơn nữa, cùng một đề tài, HSSV có thể tìm được nhiều bài giảng khác nhau và không chỉ từ giáo viên mà còn từ chính những thành viên khác trong mạng chia sẻ. Công nghệ web 2.0 sẽ mang lại các nội dung số như video, ứng dụng tương tác, module chức năng, hỏi đáp, liên kết tài khoản… cho phép thành viên trong mạng thỏa sức hoạt động.

Hy vọng rằng trong tương lai gần, sinh viên học sinh Việt chỉ cần click chuột để tìm bài học trên lớp, video giảng dạy từ những thầy cô giáo hay tài liệu cho thuyết trình được chia sẻ từ các thành viên khác qua một mạng xã hội giáo dục.

Một số giải pháp miễn phí có thể tham khảo: Elgg, MediaWiki.

Theo TTO

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0