Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/05/2008
Gia công phần mềm đang “phất”

Các doanh nghiệp nước ngoài phát triển phần mềm tại Việt Nam dự định mở rộng kinh doanh, tuyển dụng thêm nhân lực.

Chưa thể so sánh với Ấn Độ hay Trung Quốc nhưng ông Hàn Nhật Quang, Giám đốc Trung tâm dịch vụ toàn cầu của IBM (GPC) đặt tại TP.HCM nói: “Việt Nam đang là địa điểm chiến lược của IBM trong lĩnh vực phần mềm”. Ông Quang cho biết năm nay IBM sẽ tuyển thêm 200 - 300 nhân viên làm phần mềm tại Việt Nam. Ngoài việc tăng nhân công, IBM cũng tích cực tìm kiếm thêm đối tác Việt Nam để tham gia vào các dự án phát triển phần mềm của IBM trên toàn cầu.

Bắt đầu có dự án gia công phần mềm đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2002, công ty công nghệ Mỹ IBM hiện vẫn tiếp tục gia công phát triển và triển khai phần mềm, bảo trì các hệ thống phần mềm và dịch vụ nhập liệu BPO ở Việt Nam.

Sau 6 năm, quy mô nhân lực và doanh số đã tăng hàng chục lần. IBM có 250 nhân viên làm trong các dự án tại Việt Nam với 3 đối tác chính là công ty FPT Software, Global Cybersoft và Vietsoftware.

Công ty phần mềm lớn nhất nước Anh Harvey Nash tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng 30-40% trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2005-2007. Khởi đầu làm phần mềm tại Việt Nam từ năm 2000 thông qua hợp tác với FPT Software, đến nay Harvey Nash sử dụng tới 1.500 nhân viên.

Năm ngoái, Harvey Nash đã mua lại công ty phần mềm Silkroad để chính thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ông Paul Smith, Tổng giám đốc Harvey Nash dự tính quy mô của công ty có thể tăng nhiều lần trong những năm tới. Riêng năm 2008, dự tính cần thêm khoảng 500 lập trình viên.

Mới vào Việt Nam được 3 năm nhưng doanh thu của công ty HitachiSoft (Nhật) tại Việt Nam đã chiếm tới 23% tổng lượng gia công phần mềm của HitachiSoft trên toàn thế giới. Tính riêng hợp tác với FPT Software năm 2007, doanh thu của HitachiSoft đã chiếm khoảng 10% tổng doanh thu 30 triệu USD của FPT Software. Khi chuyển gia công sang Việt Nam vào năm 2003, Ấn Độ chiếm khoảng 20% lượng gia công của HitachiSoft thì nay chỉ còn 1%.

Ông Isao Ono, Giám đốc HitachiSoft cho biết hiện tại, số lượng đơn hàng của HitachiSoft thực hiện tại Việt Nam trung bình là 150 người một tháng. Dự tính, số lượng đơn hàng tăng lên trung bình 250 người một tháng đến cuối năm nay và đạt khoảng 500 người một tháng vào năm 2010.

Hoạt động gia công phần mềm của Công ty giải pháp Agilis Solutions (Mỹ) tại Việt Nam cũng tiến triển rất tốt. Vào Việt Nam từ năm 2001, Agilis Solutions đã hợp tác với FPT Software thực hiện hơn 100 dự án, trong đó có những dự án trị giá 3,5 triệu USD. Trong năm 2007, doanh thu từ gia công phần mềm của Agilis Solutions tại Việt Nam đạt trên 1,5 triệu USD, dự tính tăng lên gấp đôi trong năm nay.

Công ty Canon IT Solutions cũng phấn đấu tăng trưởng 100% doanh thu trong năm 2008, gấp đôi so với doanh số 1 triệu USD của năm 2007. Tại Việt Nam, Canon IT Solutions thuê gia công chủ yếu về phát triển và kiểm thử phần mềm nhúng, dự kiến mở rộng sang mảng tài chính - ngân hàng.

Tăng “chất” đội ngũ nhân lực

Mặc dù phát triển nhanh nhưng nhìn vào quy mô nhân lực và doanh số có thể thấy hoạt động gia công phần mềm của các công ty nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là dự án cỡ nhỏ. Một số doanh nghiệp nước ngoài nhận xét, trình độ của các công ty phần mềm Việt Nam chưa đảm đương được những dự án 200-500 người.

Theo ông Hàn Nhật Quang, nhu cầu thị trường quốc tế rất lớn, nhất là dự án yêu cầu tiếng Nhật và tiếng Pháp - là những mảng Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh được với Ấn Độ và các nước Đông Âu. Bởi Ấn Độ có thế mạnh tiếng Anh nhưng kém về tiếng Pháp và Nhật. Trong khi đó, các nước Đông Âu sau khi ra nhập liên minh châu Âu thì giá nhân công cũng tăng nhanh.

Ông Quang nhận định Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là những thị trường lớn về gia công phần mềm song Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành điểm gia công dự phòng, một điểm lựa chọn thứ hai sau 2 quốc gia trên. Tuy nhiên, nhân lực gia công phần mềm của Việt Nam phải khắc phục được những điểm yếu về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp (thường là rất ít bày tỏ quan điểm, ý kiến), tính thụ động, thiếu kỹ năng thực hành và rất thiếu kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đặc biệt, phải đào tạo được đội ngũ nhân lực CNTT có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, y tế, viễn thông.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0