Chủ nhật, 01/09/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/05/2008
Mạng xã hội của người giàu

Những người Mỹ và thế giới siêu giàu đang tìm kiếm nơi chốn tiện nghi để tụ họp trên mạng như trong đời thực.

DiamondLounge.com, một mạng xã hội chỉ dành cho người giàu

Họ đang để mạng xã hội Facebook và LinkedIn lại cho những người bình dân.

Milton Pedraza, Giám đốc điều hành của Luxury Institute, một công ty nghiên cứu có trụ sở ở New York (Mỹ) nói đã phải mất một thời gian để người tiêu dùng giàu có bắt đầu sử dụng các mạng xã hội, hầu hết do các vấn đề và quan ngại về quyền riêng tư. “Nhưng hiện họ muốn tận dụng mọi lợi thế của mạng xã hội này. Trước đó họ đã có cơ hội kết mạng ở các cuộc họp quốc tế thường niên, nhưng nay họ có thể kết nối với những người cùng đẳng cấp ở Dubai hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới tức thời”, ông Pedraza nói.

Theo một khảo sát hồi tháng Một của Luxury Institute, sự tham gia của những người tiêu dùng giàu có vào các mạng xã hội đang tăng. Trong số 805 người được khảo sát (mỗi người có thu nhập trung bình hàng năm 150.000 USD) trong năm 2008, 60% phản hồi là họ tham dự vào một mạng xã hội, tăng so với 27% năm 2007. Trong đó, MySpace 16%, 13% là LinkedIn và 11% với Facebook. Trung bình, một người giàu có là thành viên của 2,8 mạng xã hội với trung bình 110 kết nối. Thật không may, theo Pedraza có quá nhiều lời mời, “cú hích” và những kết nối không được đáp lại cùng với sự rò rỉ về riêng tư làm cho các trang web này thêm hấp dẫn.

Một mầm giống mạng xã hội mới

Những người giàu đang hướng đến những mạng xã hội siêu riêng biệt đã nở rộ trong những năm gần đây như aSmallWorld khia trương năm 2004. Năm nay, Diamond Lounge và Squa.re đã ră mắt nhắm đến đối tượng giàu có.

Một số mạng xã hội có những quy định ngặt nghèo với chính sách chỉ dành cho những thành viên được mởi và quá trình đăng ký thành viên khắt khe dựa trên tiêu chí học vấn, địa vị xã hội, mối quan hệ… Những trang web khác như Squa.re và Quintessentially, hiền hơn, chỉ đơn giản yên cầu có lời giới thiệu từ các thành viên đang hoạt động trên mạng.

ASmallWorld, cho đến nay là trang web nổi tiếng nhất cho những công dân hạng A, do Erik Wachtmeister, cựu chủ ngân hàng Lehman Brothers thành lập. Sinh ra trong một gia đình ngoại giao (cha ông là đại sứ Thụy Điển tại Mỹ), Wachtmeister đã bắt đầu tham gia mạng xã hội từ sớm.

Ông nói mình đã nhận ra có sự tồn tại của một cộng đồng được kết nối bởi ba cấp độ khác nhau: Họ ở cùng các khu nghỉ dưỡng khi đi du lịch, thường xuyên đến các nhà hàng tương tự và có cách sống giống nhau. Ông nói họ cần có một nền tảng để chia sẻ và đón nhận thông tin – đó là một cơ hội khổng lồ chưa được khai phá.

AsmallWorld đã thu hút được 320.000 thành viên trên toàn cầu (so với 40 triệu của Facebook) với 65% thành viên sống ở Anh, Ý, Đức và Pháp và 20% ở Mỹ. Phần còn lại là ở Trung Đông và châu Á. Trang web của Wachtmeister thậm chí được nhật báo kinh doanh Wall Street Journal gọi là “MySpace dành cho các triệu phú”. Ông Wachtmeister nói rằng aSmallWorld là một cộng đồng không cho phép hoạt động kết nối mạng có tính công kích hoặc tự quảng bá.  Một khi được mời gia nhập mạng (chỉ những thành viên được chọn có quyền mời), một thành viên có thể trình duyệt hướng dẫn thị trường (một mạng lưới Craigslist cao cấp hiện có các duy thuyền của 500 thành viên rao bán), lướt về hướng dẫn du lịch hạng sang, hướng dẫn sự kiện mang tính toàn cầu hay tham dự vào các diễn đàn thảo luận – một trong những chức năng phổ biến và hoạt động tích cực nhất của web.

"Có ai có luật sư giỏi ở Phuket, Thailand không?" một thành viên gần đây hỏi trên diễn đàn của aSmallWorld's “Tôi đang phát triển kinh doanh căn hộ ở đây và cần một số (người tư vấn) soạn thảo các hợp đồng Anh-Thái cho một nhà đầu tư”. Một thành viên khác viết rằng cô đang tìm kiếm khuyến nghị cho các bán sĩ thẩm mỹ hãng đầu của Anh hoặc châu Âu về thực hiện điều trị laser hoặc hút mỡ.

Các thành viên truy cập website và tham dự diễn đàn miễn phí. Các nhà quảng cáo như Cartier, Moet & Chandon vàPatek Philippe - tất cả đều đảm bảo nhắm tới đối tượng khán giả xa xỉ - sẽ đem lại nguồn thu cho website.

Chật vật để cân bằng

Những người khác cũng đang nhảy vào “ngách” mạng xã hội cho người giàu song tìm được sự cân bằng giữa việc giữ lại người giàu và kiếm lợi nhuận là một thách thức lớn.

Chẳng hạn như mạng xã hội mới ra đời DiamondLounge.com. Chỉ với 150 thành viên, công ty đã chật vật giữa tính phí và miễn phí thành viên và đã chuyển trọng tâm từ mạng dành cho doanh nghiệp (kinh doanh) và mạng xã hội sang mạng mai mối và vui chơi như một “câu lạc bộ trực tuyến”, Arya Marafie, chủ sở hữu trang web nói. Ông nói sự tăng trưởng chậm và phải kiểm soát trong những ngày đầu này là điều trọng yếu cho thành công lâu dài của trang web.

“Chúng tôi đã dành một lượng thời gian lớn để đảm bảo rằng chúng tôi đã chọn thành viên câu lạc bộ chính xác bởi những người này sẽ mời các thành viên mới”, bà Marafie nói và thêm rằng hầu hết những người được chọn là CEO, luật sư, giám đốc hay bác sĩ.

Tháng sau, Luxury Institute cũng tung ra một mạng xã hội. Với phí hàng năm 250 USD, LuxuryRatings.com sẽ cung cấp truy cập cho các thành viên một số nhà cung cấp dịch vụ khác nhau từ nhà tư vấn của cải cho đến đại lý mỹ thuật, môi giới du thuyền. Phí này sẽ loại bỏ nhu cầu quảng cáo trực tuyến, điều sẽ có thể là một xung đột với lợi ích của thành viên.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0