Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/04/2008
Thể thao điện tử và tôi

Hiện nay nhiều bạn trẻ chưa thật sự hiểu cách “chơi game đúng” (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Bắt đầu chơi game vi tính từ năm 1998, lúc đó tôi mới chỉ 10 tuổi nhưng tôi đã thực sự yêu thích game từ lúc đó. Gia đình tôi cũng không phàn nàn khi thấy tôi có khả năng và phát triển được khả năng đó, vì khi lên năm lớp 8 khả năng sử dụng vi tính và chơi game của tôi so với các bạn cùng trang lứa đã hơn 1 bậc. Và trong khu nhà tôi ở thì tôi cũng được đánh giá là đứa vừa học giỏi vừa có khiếu vi tính nên tôi được thả sức khám phá về game mình yêu thích.

 

Những năm đó tôi gắn bó với Counter Strike và Starcraft phong cách Việt Nam, tức là chơi beta và sai cách với các luật đấu thiếu công bằng. Lúc đó tôi vẫn mong 1 ngày mình được thi đấu thật sự và luôn tưởng tượng xem thi đấu “chuyên nghiệp” như nước ngoài là thế nào.

Đến năm tôi học lớp 11, game online nhập vai như MU đã cuốn hút tôi, 1 phần vì tôi cũng đã không còn chơi những game như Counter Strike hay Starcraft kể từ khi tiệm game gần nhà đóng cửa. Tôi thực sự sa đà và chơi game sai cách, sau MU lại đến LineAgeII, và tôi thật sự đã đánh mất chính mình, suýt chút nữa tôi bị đuổi học và không biết tương lai sẽ ra sao.

Đúng lúc đó, tôi vô tình gặp lại Counter Strike và chính nó đã giúp tôi trở lại cuộc sống của mình. Tôi bắt đầu chỉ chơi Counter Strike 2 tiếng/ngày và học tập, ăn ngủ bình thường. Tôi đam mê Counter Strike thật sự, vài tháng sau tôi thành lập Team Counter Strike Q.9 và khoảng 2 tháng sau nữa tôi thành lập Q.9 Gaming. Từ lúc đó, tôi hiểu thế nào là thể thao điện tử.

Tôi chơi không nhiều, nhưng tôi hiểu tôi yêu cái cách “chơi game đúng” mà trước đây tôi vẫn tưởng tượng xem mặt mũi nó ra thế nào. Tôi biết cách học hỏi khi xem dân nước ngoài chuyên nghiệp thi đấu qua demo, tôi biết các yếu tố nào cần phải quan tâm khi chơi một game được liệt kê vào danh sách thể thao điện tử. Kỹ năng cá nhân, phối hợp đồng đội, chiến thuật và “đồ nghề” thi đấu, cao hơn có thể là vị trí và cách di chuyển, so sánh có thể nói nó hệt như bóng đá.

Sau khi học xong lớp 12, tôi tiếp tục theo đuổi việc tổ chức các giải đấu thể thao điện tử như Vietnam Esport Championship hay World Cyber Games và rất nhiều giải đấu nhỏ khác. Trong lúc đó tôi vẫn duy trì Q.9 Gaming của mình với các game nòng cốt là Starcraft, Counter Strike…

Thể thao điện tử không những cho tôi lại niềm đam mê khi chơi game, không những giúp tôi lấy lại được chính mình mà còn tạo cho tôi cơ hội việc làm. Giờ đây thì nghề của tôi đã gắn liền với thể thao điện tử, với vị trí mà ít người cho rằng ở tuổi 20 có thể đạt được.

Tôi tin với sự đầu tư và quan tâm đúng đắn, thể thao điện tử sẽ giúp thay đổi cái nhìn của đại bộ phận người dân khi nhìn về game và nền công nghiệp game Việt Nam cũng như có thể giúp nhiều bạn trẻ tìm thấy được “đường về” như tôi.

Theo Thanh niên

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0