Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/04/2008
VINASAT-1 đã bay vào quỹ đạo

Theo dõi tên lửa Ariane 5 rời bệ phóng mang theo vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1. (Ảnh: AP)

Thời tiết tại bãi phóng tên lửa Ariane 5 (Kourou, French Guyana) quang mây, gió nhẹ, khá thuận lợi cho quá trình phóng vệ tinh, thời điểm khởi hành tính theo giờ địa phương là khoảng 7h17.

Phái đoàn Việt Nam có nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, Quyền Chủ tịch tập đoàn Bưu chính Viễn thông Phạm Long Trận có mặt tại phòng điều khiển chính Jupiter cách bãi phóng Ariane 5 khoảng 7km trước thời điểm khai hoả tên lửa đẩy gần 2 tiếng đồng hồ. 

Đúng 5h17 giờ Hà Nội, ba động cơ tên lửa đã được kích hoạt, rời bệ phóng mang theo VINASAT-1 của Việt Nam và StarOne C2 của Brazil. Thời tiết tốt nên có thể theo dõi được hướng chuyển động của tên lửa bằng mắt thường khá rõ trong vài phút. Phần đuôi với những quầng lửa sáng loà kéo dài trên nền trời nhỏ dần, nhỏ dần rồi khuất hẳn.


Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp theo dõi quá trình phóng vệ tinh tại trung tâm điều khiển chính Jupiter, Kourou, French Guyana. (ảnh chụp màn hình)

 

Tại trung tâm Jupiter, các nhà khoa học và phái đoàn Việt Nam chăm chú theo dõi qua màn hình điều khiển. Sau khi rời bệ phóng 15 phút, vệ tinh đạt đến độ cao 1.270 km, tốc độ 9km/s, ở vị trí gần như vuông góc với trái đất.


Mô hình mô phỏng quỹ đạo chuyển động của vệ tinh khi bắt vào quỹ đạo. Lúc này trên bảng tín hiệu điều khiển, vệ tinh ở vị trí chuyển động gần như song song với trái đất. (ảnh chụp màn hình)

26 phút sau khi rời trái đất, StarOne C2 của Brazil đã được giải phóng khỏi tên lửa đẩy. Khoảng 5 phút sau đó, vệ tinh VINASAT-1 cũng tách thành công khỏi tên lửa đẩy và mọi người đồng loạt reo hò vỗ tay, các nhà khoa học tại trung tâm điều khiển bắt tay nhau chúc mừng.


Các nhà khoa học tại trung tâm điều khiển bắt tay nhau chúc mừng việc các vệ tinh tách rời thuận lợi khỏi tên lửa đẩy để nhập vào quỹ đạo. (ảnh chụp màn hình)

Theo quy trình, khoảng một tiếng sau khi rời bệ phóng khoảng một giờ, VINASAT-1 sẽ gửi tín hiệu về trái đất.

Tại đầu cầu Hà Nội, sau hơn một tiếng đồng hồ VINASAT-1 rời bệ phóng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng khẳng định thành công của sự kiện phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. "Đây là một sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước chúng ta", Thủ tướng nhấn mạnh trong phần mở đầu bài phát biểu.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định thành công của sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-1. (Ảnh: VNN)

 

Theo thủ tướng, để đạt được thành quả ngày hôm nay, Việt Nam đã phải trải qua quãng đường hơn 10 năm, với những khó khăn trong đàm phán về quỹ đạo lãnh thổ... Dự án này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nó mang ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, khẳng định chủ quyền Việt Nam về không gian.

 

VINASAT-1 sẽ là cầu nối truyền thông giữa Việt Nam với khu vực, đưa viễn thông Việt Nam lên một tầm cao mới. Nó giúp đưa dịch vụ viễn thông tới các xã vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin ngư dân phục vụ kinh tế biển, phòng chống thiên tai...

Theo Dân trí

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0