Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/04/2008
Máy di động thông minh - một cơ hội hiếm có cho CNTT Việt Nam

Một trong những cơ hội hiện nay mà Việt Nam có thể bước vào kịp thời để phát triển CNTT llà ngành Máy Di Động Thông Minh (MDĐTM).

Trong thời gian tới, người Việt Nam sẽ dùng ĐTDĐ do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Thanh Hải

Theo nghiên cứu của Gartner Group, một công ty Hoa Kỳ chuyên về nghiên cứu thị trường, cuối năm 2005 đã có trên 50 triệu MDĐTM được sử dụng trên thế giới và con số này có thể đạt tới hàng tỉ vào năm 2012.

Như trong phần I tôi đã đề cập đến sự phát sinh máy vi tính cá nhân vào thập kỷ 70-80, hình như lịch sử lại muốn tái diễn lại màn thống nhất về phần cứng để đạt được sự sản xuất bằng khối lượng (mass production) của một loại hàng di động nào đó có tính năng khá đầy đủ và thích hợp cho nhu cầu và vừa túi tiền của người tiêu dùng.  MDĐTM là sản phẩm có nhiều tính năng nhất hiện nay và có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. Vấn đề là giá sản phẩm còn quá cao giống như máy vi tính cá nhân vào những năm 1985, nên ít người mua và cũng chính vì ít người mua nên giá sản phẩm rất đắt đỏ! Đó là cái vòng lẩn quẩn mà một công ty hay một quốc gia nào có thể giải đáp được bài toán này thỏa đáng thì kể như đã nắm đuợc phân nửa phần thắng lợi trên thị trường thế giới...  Còn phân nửa kia tùy thuộc vào phần mềm của máy. Chúng ta hãy  hình dung ra ở năm 2012 có hơn một tỷ người đang cầm trong tay một cái máy nhỏ bằng nửa bàn tay mà tính năng hơn hẳn một cái máy vi tính trung bình bây giờ. Nhưng đa số người tiêu dùng không biết gì về kỹ thuật thông tin và càng không biết đến những phiền toái hay đe dọa gây ra bởi tin tặc, vi khuẩn, sâu bọ... trong phần mềm! Tôi tin rằng ai có được công nghệ làm ra MDĐTM mà người tiêu dùng sử dụng một cách dễ dàng và được bảo vệ an toàn chống lại những cuộc tấn công liên tục khi họ dùng MDĐTM để kết nối vào mạng, thì sẽ thắng được phân nửa kia!

Đây là một cơ hội và cũng là thách thức rất lớn cho những ai biết nắm bắt để làm giàu. Dĩ nhiên không phải ai ai cũng có thể thành công, bởi vì công nghệ MDĐTM đòi hỏi rất nhiều ngành kỹ thuật tích hợp lại để sáng tạo ra một sản phẩm đa chức năng: điện thoại, máy chụp hình, máy âm nhạc, vô tuyến truyền hình, mạng không dây v.v… trong một cái vỏ bé xíu và một màn ảnh cảm ứng hình màu đủ để cho người tiêu dùng có thể giao tiếp bằng đa phương tiện, làm việc, giải trí và thương mại trên mạng với bất cứ một ai trên thế giới.

Tôi được biết hiện nay có vài công ty VN đang cố gắng phát triển để sản xuất Điện Thoại Di Động (ĐTDĐ) mang thương hiệu VN (ĐTDĐVN). Quả thực đây là điều đáng chú ý và khích lệ. Hai khuynh hướng rõ rệt để đạt được mục đính này: một là đầu tư mua công nghệ xứ ngoài rồi xây dựng nhà máy để sản xuất với nhân lực VN; hai là cộng tác với công ty xứ ngoài để thiết kế và sản xuất mặt hàng mang thương hiệu VN. Tiếc thay cả hai phương cách này đều thiếu sót một yếu tố rất quan trọng đó là Chuyên Gia Công Nghệ Cao VN (CGCNCVN) để có thể sáng tạo và thiết kế một chiếc MDĐTM có thể cạnh tranh với các đại gia hiện hữu. ĐTDĐ mang thương hiệu VN dĩ nhiên đem lại chút sĩ diện cho đất nước nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Chúng ta đều biết rằng MDĐTM đòi hỏi rất nhiều các công nghệ khác nhau mà không có một tập đoàn nào trên thế giới có thể thực hiện hết được một mình. Vì thế chúng ta cần phải chuyên sâu vào một vài lãnh vực nào đó mà chúng ta có thể tạo được ưu điểm để làm nên một phần có giá trị độc đáo hay gia tăng cao trong chiếc MDĐTM.  

Theo thiển ý của tôi, để có thể nắm bắt lấy cơ hội "MDĐTM", Chính phủ VN ta cần phải có kế sách giống như Nhật Bản sau thế chiến thứ II (MITI), nghĩa là chủ động tạo điều kiện cho doanh nhân và đào tạo hiền tài VN vừa có bản lĩnh vừa tâm huyết với đất nước để đi học hỏi và thu thập các công nghệ cao tiền tiến trên thế giới dùng trong sản phẩm MDĐTM. Bởi vì việc đầu tư này có tính cách ích quốc lợi dân khó có thể thực hiện được một cách bài bản và quy mô bởi một cá nhân, một tổ chức hay một công ty dù có tầm vóc to lớn ở Việt Nam.

Hiện thời thiết kế một MDĐTM khó khăn hơn một chiếc máy vi tính, bởi vì các công nghệ và linh kiện và phụ liệu dùng trong MDĐTM phải tinh vi, nhẹ nhàng và tiêu hao năng lượng rất ít. Hơn thế nữa, MDĐTM chủ yếu là dùng vào việc giao tiếp nên phải kết nối liên tục với mạng không dây bằng những công nghệ thường rất khác nhau. Nói một cách khác là MDĐTM còn phải tùy thuộc vào hạ tầng cơ sở đó là hệ thống và công nghệ sóng điện truyền từ những tháp đài do những tập đoàn truyền thông dựng lên.

Mặt khác chúng ta cần phải khắc phục phần mềm nhúng (Embedded Software) dùng trong MDĐTM vì nó là trí khôn của máy. Giống như máy vi tính, phần mềm MDĐTM gồm hệ điều hành (OS) với những "drivers" để điều khiển các linh kiện điện tử dùng trong MDĐTM.

Để người tiêu dùng có thể xài MDĐTM trong một công việc nào đó, MDĐTM cần phải có phần mềm ứng dụng (Software Application) tương ứng với nhu cầu đó. Để quản lý những ứng dụng trên một MDĐTM, một phần mềm mang tên là Khung Ứng dụng (Application Framework) để điều chỉnh và xử lý những vần đề mâu thuẫn giữa các ứng dụng đang diễn biến.

Trong những MDĐTM tối tân hiện đại, giữa hệ điều hành nhúng và các phần mềm ứng dụng còn có một lớp gọi là phần mềm trung gian (Midleware) trước là để giản dị hóa việc thiết kế và lập trình phần mềm ứng dụng sau là để tối ưu hóa tài nguyên trên MDĐTM.

Tóm lại chúng ta có thể tham gia vào mô hình của MDĐTM ở trình độ nào?   Phần cứng hay phần mềm?

Liệu một ngày nào đó chúng ta có hy vọng thiết kế và sản xuất ra một MDĐTM được nhiều người ưa thích và có thể cạnh tranh với các sản phẩm trong quốc nội cũng như trên thế giới?

Để trả lời câu hỏi cuối cùng bằng hai chữ "có thể", chúng ta nên nghiên cứu trường hợp tập đoàn HTC của Đài Loan mà Peter Chou, người lãnh đạo đã biết biến đổi một công ty gia công điện tử trên một hòn đảo bé nhỏ thành một tập đoàn quốc tế với mẫu MDĐTM có tên là "HTC Touch" rất thành công trên thị trường chỉ trong vòng 10 năm!

Tạp chí CommonWealth đã viết: "Với lòng ham muốn hiểu biết không giới hạn, với đam mê không ngừng và tinh thần sáng tạo, Peter Chou đã xây dựng giá trị của tập đoàn HTC và viết lên trang chuyện phi thường duy nhất của đời mình". Cũng giống như Bill Gates hay Steve Jobs, Peter Chou là người biết say mê học hỏi công nghệ và yêu thích văn hóa nghệ thuật toàn cầu, khiến cho tầm nhìn, sự hiểu biết và cách làm việc đầy tính chất sáng tạo của họ vượt trội hơn mọi người khác để tạo ra nghiệp lớn.

Để có thể thành công trong lĩnh vực Công Nghệ Cao, trước hết chúng ta cần tạo ra những mẫu người ấy trên đất nước chúng ta. Bởi vì con người tạo ra công nghệ, chứ không phải ngược lại. Nếu chúng ta bỏ tiền ra mua một công nghệ sẵn có, nhưng nếu chúng ta không có người tài ba có đủ khả năng duy trì và phát triển sau này thì đây là một sự lãng phí to lớn.

Theo ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0