Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/04/2008
Tương lai của CDMA tại Việt Nam

Hiệp hội Phát Triển CDMA (CDMA Development Group - CDG) ngày 3/4/2008 tại Hà Nội đã gặp mặt báo giới thông báo kết quả lạc quan về tăng trưởng CDMA trên thế giới và Việt Nam.

Theo CDG, số thuê bao CDMA của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2007. Cụ thể, từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2007, số thuê bao CDMA đã tăng từ 1,9 triệu lên 6,3 triệu. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, ước sẽ đạt 10,5 triệu trước cuối năm 2008 và khoảng 15,5 triệu người dùng trước cuối năm 2009.

 

Những nỗ lực thúc đẩy CDMA

 

TS Chung Ming An, phó chủ tịch CDG khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cho biết, trong năm qua, cộng đồng CDMA đã có nhiều nỗ lực để hạ giá thành thiết bị đầu cuối xuống tới mức thấp nhất giúp người dùng phổ thông cũng có thể tiếp cận. Hiện tại, đã có những thiết bị có giá dưới 50 USD. Trong năm 2007, toàn thế giới đã tiêu thụ khoảng 25 triệu máy đầu cuối giá thấp. Dự báo, năm 2011 sẽ có khoảng 200 triệu máy loại này được bán.

 

Là nhà khai thác mạng CDMA đầu tiên tại Việt Nam, S-Fone hiện được đánh giá là "kiên cường" nhất với thời gian gắn bó trên 5 năm với CDMA. Hiện, mạng của S-Fone đã được phủ sóng tại 64 tỉnh thành và đang có khoảng 3,7 triệu thuê bao. Năm 2006, S-Fone là nhà khai thác mạng di động đầu tiên của Việt Nam đưa mạng băng rộng EV-DO tốc độ cao vào phục vụ. Công nghệ này cho phép S-Fone cung cấp một loạt dịch vụ chất lượng cao như xem truyền hình di động, truy cập Internet di động qua điện thoại…

 

Ông Hồ Hồng Sơn, giám đốc điều hành S-Fone cho biết, quan điểm phát triển của S-Fone là không chạy theo số lượng thuê bao mà sẽ tập trung phát triển các dịch vụ gia tăng và chăm sóc khách hàng. “Số lượng phát triển thuê bao có thể không bằng các mạng GSM nhưng sự phát triển về dịch vụ gia tăng của S-Fone thì luôn dẫn đầu”, ông Sơn khẳng định. Ông Sơn cũng cho biết, nhà khai thác mạng này đang kỳ vọng có thể đạt số tích lũy cuối năm 2008 là 5-6 triệu thuê bao.

 

EVN Telecom, chính thức tham gia thị trường mạng CDMA từ năm 2005, đến nay đang có khoảng 2,7 triệu thuê bao và trở thành mạng CDMA lớn nhất ngoài Trung Quốc ở băng tần 450 MHz. Giống như S-Fone, nhà khai thác này đang nâng cấp mạng CDMA 450 lên EV-DO để triển khai các dịch vụ dữ liệu băng rộng tiên tiến. Ông Chung Ming An nói: "Sự phát triển của CDMA sẽ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. CDG đã và đang làm việc với các nhà cung cấp giải pháp CDMA Việt Nam để xem có thể giúp gì được cho họ".

 

Đối diện với khó khăn

 

Trước sự kiện HT Mobile, một trong ba nhà khai thác mạng CDMA tại Việt nam công bố chuyển đổi sang mạng GSM, nhiều nhà báo đã tỏ ra quan ngại về sự lạc quan của CDG với tương lai CDMA ở Việt Nam. Lý do HT Mobile đưa ra là trên thế giới nhiều hãng sản xuất đã công bố ngừng sản xuất thiết bị đầu cuối cho mạng CDMA và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của HT Mobile tại Việt Nam. Bản thân ông Hồ Hồng Sơn ở S-Fone cũng công nhận sự thiếu phong phú của mẫu máy ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động phát triển thị trường. S-Fone cũng chỉ có hai mẫu máy ứng dụng được công nghệ EV-DO và đều là mẫu máy cao cấp. Nếu muốn đưa công nghệ này tới khách hàng đại chúng là rất khó vì thiếu thiết bị. Ông Sơn cho biết từ hai năm nay, mỗi năm S-Fone thường đưa ra 5-10 mẫu máy cấp thấp. S-Fone đang cố gắng duy trì mỗi năm có 10 mẫu máy mới phục vụ khách hàng.

 

Tại sao vấn đề thiết bị đầu cuối lại có ảnh hưởng lớn như vậy với hoạt động kinh doanh của các nhà khai thác CDMA? Ông Sơn nhìn nhận: "Thị trường Việt Nam khác biệt với Ấn Độ hay Malaysia trong vấn đề thị hiếu. Nhu cầu thay đổi máy của người dùng Việt Nam rất cao và dù là người có thu nhập thấp vẫn có nhu cầu sử dụng máy cao cấp, có thương hiệu. Đây là vấn đề mà bất cứ người làm thị trường nào cũng cần cân nhắc". Thông thường, muốn phổ cập thì giá máy phải rẻ nhưng giá rẻ đi đôi với chất lượng không cao hoặc máy thuộc về hãng không có tên tuổi. S-Fone đang tính sẽ chọn hướng cung cấp máy chất lượng tốt nhưng thương hiệu không lớn. Ông Sơn hy vọng trong tương lai sẽ có những máy điện thoại CDMA chất lượng tốt, giá rẻ được sản xuất tại Việt Nam.

 

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động và nhất là đã từng giữ vị trí quản lý hai nhà khai thác mạng CDMA tại Đài Loan, ông Chung Ming An công nhận rằng trên thực tế, các nhà khai thác CDMA đều gặp khó khăn về thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên từ năm 2000 đến nay, theo ông An, vấn đề này đã được khắc phục do mẫu máy CDMA ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

 

Còn ông Hoàng Ngọc Diệp, cố vấn cao cấp, trưởng đại diện Qualcomm khu vực Đông Dương, đã xác nhận, cho đến thời điểm này theo ông biết, Nokia vẫn chưa chính thức dừng sản xuất máy CDMA tại Trung Quốc, Malaysia. Còn Motorola thông báo dừng sản xuất chỉ là định hướng chứ chưa phải chính thức dừng sản xuất. Ông Diệp cho biết, trong các nỗ lực hợp tác với nhà khai thác mạng CDMA tại Việt Nam, ngày 9/4/2008 tới tại TP.HCM, Qualcomm sẽ có buổi ký kết hợp đồng với S-Fone trong việc phát triển ứng dụng di động trên nền công nghệ mới BREW của Qualcomm. Theo ông Diệp, công nghệ này có rất nhiều ứng dụng.  

 

Số thuê bao CDMA trên tòan thế giới (đến hết quý 4/2007)

 

 

Châu Á-TBD

Bắc Mỹ

Châu Mỹ La Tinh

Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi

Toàn thế giới

CDMA (gồm CDMA One, CDMA 2000 1X, 1xEV-DO và 1xEV-DO Rev.A)

210.800.000

137.500.000

69.200.000

13.600.000

431.100.000

CDMA 2000 (gồm (CDMA2000 1x, 1xEV-DO và 1xEVDO Rev.A)

204.100.00

134.600.000

66.050.000

12.750.000

417.500.000

EV-DO (gồm CDMA2000 1x EV-DO và 1xEV-DO Rev.A

36.469.000

48.604.000

4.330.000

1.131.000

90.534.000

 (Nguồn: CDG)

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0