Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/04/2008
Việt Nam sẽ có Quốc hội điện tử

Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN&MT Quốc hội.

Trong thời gian tới, CNTT sẽ được đưa vào ứng dụng trong các hoạt động của Quốc hội. Trước mắt, việc ứng dụng này được Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường (KHCN & MT) Quốc hội tiến hành thí điểm. Để rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN&MT Quốc hội. 

PV: Thưa ông, đến thời điểm này, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Quốc hội đã thực hiện như thế nào?
 
Ông Đặng Vũ Minh: Tôi đánh giá cao kết quả ứng dụng CNTT tại các cơ quan của Quốc hội trong thời gian vừa qua, kể từ năm 2002 cho đến nay. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Quốc hội, vừa qua, Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Quốc hội đã phân công Uỷ ban KHCN & MT xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong những năm sắp tới.
 
Trên cơ sở mô hình ứng dụng CNTT ở Uỷ ban KHCN & MT, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp tục triển khai ở Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội. Trước mắt, chúng tôi dự kiến sẽ tập trung ứng dụng CNTT để giải quyết 4 việc sau đây:
 
Thứ nhất, thu thập thông tin qua Internet phục vụ công tác thẩm định các dự án luật, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các công trình quan trọng quốc gia và các công tác khác.
 
Thứ hai, truyền thông tin giữa các thành viên của Ủy ban sao cho dù ở nhà hay ở cơ quan, đi công tác ở trong hay ngoài nước vẫn có thể tiếp nhận và xử lý các tài liệu, văn bản cần thiết.
 
Thứ ba, lưu trữ thông tin bằng kỹ thuật số để giảm hẳn khối lượng tài liệu in trên giấy, thuận lợi cho việc lưu trữ và sử dụng nhất là khi phải mang tài liệu đi họp, đi công tác.
 
Thứ tư, xử lý thông tin, trước hết phục vụ việc tra cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động của Quốc hội.
 
Thưa ông, với những đại biểu Quốc hội ở vùng xa, vùng sâu, không có điều kiện tiếp cận CNTT, các kỹ năng sử dụng những ứng dụng CNTT còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tốt, vậy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Quốc hội có gặp khó khăn gì không?
 
Đúng là bước đầu sẽ có một số khó khăn. Trước hết, từ lãnh đạo Ủy ban cho đến mỗi thành viên của Ủy ban phải có quyết tâm ứng dụng CNTT, cụ thể là mỗi ngày dù bận đến đâu cũng mở hộp thư điện tử ít nhất hai lần để tiếp nhận văn bản và tài liệu. Tôi đã tính thời gian mỗi lần mở hộp tư điện tử để kiểm tra chỉ mất 6 phút.
 
Tiếp đó, phải đảm bảo cơ sở hạ tầng từ máy tính để bàn đến máy tính xách tay, thẻ nhớ, đường truyền… cho đến việc nhỏ như trong phòng họp phải có ổ cắm để nạp điện cho máy tính xách tay. Vừa qua, tôi có đi công tác ở 7  tỉnh và chỉ có thể nối mạng máy tính trong nhà khách của 3 tỉnh. Cuối cùng là cơ sở pháp lý của các văn bản nhận qua hộp thư điện tử. Theo tôi, sớm muộn cũng phải dùng đến chữ ký điện tử.
 
Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào hoạt động của Quốc hội, Ủy ban  có tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác không, thưa ông?
 
Chúng tôi có tham khảo kinh nghiệm của Quốc hội một số nước. Họ cũng bắt đầu từ những việc đơn giản như sử dụng hộp thư điện tử để chuyển tài liệu, văn bản. Đáng chú ý là phần lớn văn bản, tài liệu đã được số hóa cho nên không còn cái cảnh đại biểu Quốc hội đi họp hoặc đi công tác phải ôm theo hàng cặp tài liệu dày cộp. Ngay trong khi họp, đại biểu Quốc hội vẫn có thể truy cập mạng bằng máy tính xách tay để thu nhận những thông tin cần thiết.
 
Có những cuộc họp bất thường mà không thể tập trung các đại biểu một cách nhanh chóng, vậy sẽ có các cuộc  họp Quốc hội qua mạng, thưa ông?
 
Không thể phủ nhận vai trò hỗ trợ đắc lực của CNTT, trong đó có việc tổ chức hội nghị qua mạng để phục vụ các hoạt động của Quốc hội. Nhưng CNTT không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh”. Ngay cả ở những nước có trình độ ứng dụng CNTT khá cao, người ta vẫn triệu tập các phiên họp Quốc hội tại hội trường. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa các đại biểu Quốc hội vẫn là một cái gì không thể thiếu được. Theo kinh nghiệm của tôi, các cuộc họp qua mạng chỉ phát huy hiệu quả khi số người dự họp không nhiều.
 
Những tài liệu trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội thường rất quan trọng, vậy vấn đề bảo mật hệ thống sẽ được chú trọng như thế nào, thưa chủ nhiệm?
 
Tôi thấy phần lớn các thông tin trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội đều có thể đưa ra công khai. Ngay cả tại hầu hết các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các phóng viên báo chí đều được phép có mặt để đưa tin. Tất nhiên, đối với những thông tin không thuộc diện công bố, chúng tôi sẽ có những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ.
 
Vậy khi Quốc hội điện tử đi vào thực tiễn thì sẽ có ích như thế nào với người dân?
 
Người dân có thể biết được các thông tin đầy đủ về tổ chức và các hoạt động của Quốc hội cũng như có điều kiện trực tiếp góp ý kiến cho các dự án luật thông qua cổng thông tin điện tử.
 
Xin cảm ơn ông!

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0