Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/04/2008
Sức mạnh của Internet với một người mù

Minh Nhật đang giúp một người mù sử dụng máy tính - Ảnh: DUY NGỌC

Trong căn phòng khá tối lại không bật đèn, mấy chiếc màn hình máy tính cũng tối om, chỉ có từng tràng âm thanh liên tục phát ra từ loa máy tính. Người thầy mù nói thao thao, nhanh nhẹn đi khắp phòng hướng dẫn học viên từng thao tác nhỏ. Người thầy đó là Trần Anh Minh Nhật.

 

Ánh sáng cuối đường hầm

7 tuổi, Minh Nhật bị mắc chứng tăng nhãn áp. Ba mẹ đưa đi chạy chữa khắp nơi. Nhưng rồi sau bảy lần giải phẫu, thị lực của Nhật cũng chỉ còn ở mức 3/10. Mắt kém, lên lớp hầu như không nhìn thấy được chữ thầy viết trên bảng. Tuy vậy, Nhật vẫn quyết tâm học lên và thi đỗ đại học.

Nhưng rồi khoảng mười năm trước, khi đang là sinh viên năm 3 ngành ngữ văn - báo chí (ĐHKH Huế) thì đôi mắt anh lại mờ dần. Tuyệt vọng, nhưng rồi Minh Nhật cũng vượt qua cú sốc lớn ấy rất nhanh.

Năm 2000, Nhật đi học khóa giảng viên dạy chữ nổi tại Hà Nội và trở về Huế dạy lại cho người mù. Trong thời gian dạy chữ Braille và làm tăm tre nhặt nhạnh từng đồng kiếm sống, Nhật nghe phong thanh về những phần mềm hỗ trợ người mù sử dụng máy tính. Từ đó, anh ấp ủ ước mơ được tiếp cận tin học và mày mò tìm hiểu khắp nơi. Không có máy tính, Nhật tìm đến nhà người bạn dùng nhờ máy và được bạn hướng dẫn cách sử dụng máy tính với một phần mềm có tên NDC mà người bạn này đã tìm được. Ngay lập tức, anh bị máy tính "hút hồn".

Năm 2002, Nhật được Hội Người mù TP Huế cử đi học một khóa tin học sáu tháng tại Hải Phòng. Sau đó, anh tiếp tục học tại Trung tâm tin học dành cho người mù Sao Mai (TP.HCM). Anh say sưa mày mò, tìm hiểu, mặc cho nhiều người xung quanh hồ nghi, không tin một người mù có thể xài được vi tính, có thể lên mạng đọc báo. Anh cứ miệt mài học với một ý nguyện lớn: sẽ trở về dạy lại cho những người mù như anh.

Ước mơ về một chiếc máy tính

Dù gia đình rất khó khăn, cả nhà gồm bốn người với cha già nằm liệt một chỗ sau cơn tai biến mạch máu não cùng mẹ và vợ Nhật ở trong căn phòng nhỏ của một xưởng mộc, nhưng Nhật vẫn chắt chiu tậu được cái máy vi tính cũ. Mẹ Nhật bảo đêm nào anh cũng ôm cái máy tính đến tận khuya.

Vậy mà mới trận lụt vừa rồi, nước chảy ào qua khe tường bị nứt làm chiếc máy tính ướt mèm, hỏng gần như toàn bộ. Anh chạy khắp Huế nhưng vẫn không kiếm được linh kiện để thay vì đời máy đã... quá cũ. Nhật cười như mếu: "Sẽ cố chắt chiu nhưng không biết đến bao giờ mới mua nổi một cái khác đây".

Chia sẻ ánh sáng

Trở về sau khóa học, Nhật bắt tay ngay vào việc giúp người mù tiếp cận máy tính. Trước tiên là những hội viên đang sinh hoạt thường xuyên tại Hội Người mù TP Huế. Công việc gặp rất nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị. Hơn nữa để người mù hiểu được cả những kiến thức tin học đơn giản nhất cũng là công việc vô cùng vất vả.

Lớp phổ cập tin học cho người mù hiện Nhật đang nhận dạy đặt tại một căn phòng nhỏ trong trụ sở Hội Người mù TP Huế. Căn phòng khá tối, lại không bật đèn, mấy chiếc màn hình máy tính cũng tối om, chỉ có từng tràng âm thanh liên tục phát ra từ loa máy tính.

Người thầy mù nói thao thao, nhanh nhẹn đi khắp phòng hướng dẫn học viên từng thao tác nhỏ, từ cách sử dụng các chương trình nghe nhạc, soạn thảo văn bản, đến cách vào Internet tìm kiếm thông tin... Nhật cho biết khó nhất là rất nhiều người mù không biết tiếng Anh nên tiếp cận kiến thức tin học rất vất vả. Do vậy vừa dạy vi tính anh còn cố giúp học viên nắm được những từ, những câu lệnh bằng tiếng Anh hay gặp.

Nhiều hội người mù ở các tỉnh nghe tiếng Minh Nhật cũng ngỏ ý mời anh về để dạy cho người khiếm thị ở địa phương, Minh Nhật gật đầu ngay. Anh đã khăn gói đi dạy tin học ở khắp nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Thanh Hóa, Nghệ An, rồi vào các tỉnh Nam Trung bộ. Không đếm hết số học viên mà anh đã dạy.

Ngoài những lớp học "chính thức" như thế, anh sẵn sàng đến dạy không công cho bất cứ ai có nhu cầu. Đời sống người mù phần lớn khó khăn, ít ai có điều kiện sở hữu riêng một chiếc máy tính nên anh thường ghép vài ba người đến nhà một người có máy để hướng dẫn. Chỉ vài buổi như thế là một người mù đã có thể sử dụng máy tính với những nhu cầu cơ bản như nghe nhạc, soạn thảo văn bản... Thậm chí nhiều người bạn ở tận Thanh Hóa, Nghệ An thỉnh thoảng còn lo tiền tàu xe mời anh ra ở chơi vài ngày để xin "chỉ giáo".

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0