Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/04/2008
Đi tìm khởi nguồn của thể thao điện tử

Quang cảnh một giải đấu game trên thế giới

Thể thao điện tử (eSport) là thuật ngữ diễn tả việc chơi game như một môn thể thao thực thụ. Esport thường được tổ chức thành 2 dạng: Offline (LAN party Events) và Online (qua Internet). Những thể loại game đưa vào thi đấu là First Person Shooters (FPS), Real Time Strategy (RTS) và Sport games.

 

Khởi nguồn của thể thao điện tử

Khởi nguồn của eSport bắt đầu từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX (1980) với thể loại game Acrade ở mức đơn giản nhưng đã có chế độ thi đấu giữa những người chơi với nhau. Sức hút của thể loại game này vào thời đó mạnh đến nỗi một tổ chức lớn có tên là Twin Galaxies đã thành lập một đội game quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1983 và tham gia rất nhiều giải thi đấu bao gồm cả giải Video Game Master Tournament với mục tiêu phá vỡ kỷ lục thế giới. Năm 1990, Nintendo đã tổ chức giải vô địch thế giới đầu tiên của họ ở Mỹ với hơn 90 game thủ lọt vào vòng chung kết. Những người lọt vào vòng chung kết sẽ được tặng một phần thưởng bằng hiện kim (vàng) mà đến nay giải thưởng này vẫn còn nguyên giá trị của nó. Tuy nhiên, tất cả những giải đấu này chỉ chơi được qua mạng LAN.

Cùng với sự ra đời và phát triển của Internet, sự kiện eSport lớn đầu tiên cũng được tổ chức tại Hoa Kỳ với game Quake khi nhà tài trợ John Carmack tuyên bố tặng chiếc xe Ferrari 328GTS của mình cho nhà vô địch. Đây cũng là thời điểm giải đấu Cyberathlete Professional League (CPL) do Angel Munoz khởi động. Với CPL, Angel Munoz được xem là cha đẻ của thể thao điện tử. Đây là giải đấu dành cho những vận động viên chơi game trên thế giới mạng và được tổ chức theo mùa. CPL được duy trì phấn đấu và tổ chức thi đấu theo định hướng trở thành giải đấu thể thao điện tử. Năm 2005, CPL chuyển sang hình thức World Tour tổ chức những giải đấu lớn trên toàn thế giới. Sau đó các nhà vô địch quốc gia cùng quy tụ để thi đấu vòng chung kết. Cũng trong năm này, giải thưởng của CPL lên đến 1.000.000 USD. Tuy nhiên, trong mùa giải năm 2007, do nhiều bất hòa trong nội bộ liên quan đến quyền lợi, giải đấu đã thu hẹp quy mô tổ chức.

Các game thủ chuyên nghiệp trên thế giới

Năm 2000, giải đấu lớn World Cyber Game (WCG) được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) với giải thưởng 20.000 USD đã đánh dấu sự khởi đầu hoành tráng của thể thao điện tử Châu Á. Giải đấu đã thu hút 174 game thủ đến từ 17 quốc gia. Năm 2006, tổng giá trị giải thưởng của giải đấu này lên tới 462.000 USD. Các game được thi đấu gồm: Quake III, Starcraft, FIFA 2000, và Age of Empires II. Năm 2003, Electronic Sports World Cup (ESWC) - một giải đấu quy mô lớn khác được tổ chức tại Paris, CH Pháp với sự tham gia của 358 đấu thủ đến từ 37 quốc gia và  tổng giá trị giải thưởng lên đến 150.000 Euro. Giải đấu này thành công đến mức chỉ 2 năm sau, người tham dự đã lên 547 với tổng giá trị 400.000 Euro. Các game được thi đấu tại ESWC bao gồm Quake, Counter StrikeWarcraft 3.

Khi eSport  trở nên chuyên nghiệp và được nhìn nhận như một môn thể thao, các game thủ có thành tích xuất sắc đã nhận được chế độ không khác gì các vận động viên chuyên nghiệp như: được ký hợp đồng với các tổ chức, có lương và những chế độ phù hợp, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm luyện tập để đảm bảo thành tích cao... Game đối với họ không còn là một hình thức giải trí nữa mà đã trở thành một nghề. Tại một số nước như Hàn Quốc, Mỹ,... các game thủ vô địch được vinh danh bằng những giải thưởng lớn và tiếng tăm lừng lẫy không kém những diễn viên điện ảnh nổi tiếng hoặc các vận động viên thể thao có thành tích xuất sắc.

Sự hình thành và phát triển của thể thao điện tử Việt Nam

Các trò chơi đối kháng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1996 - 1997 với những đại diện đầu tiên như Quake II, Warcraft II, Need For Speed II... Tuy nhiên, các trò chơi này chủ yếu được chơi qua mạng LAN. Tiếp theo đó, các trò chơi đối kháng khác như Age of Emprires (1997), Starcraft (1998), Counter Strike (1998) cũng bắt đầu xuất hiện và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng game thủ Việt Nam. Tuy nhiên, thời kỳ này, số lượng game thủ rất đông nhưng trình độ bị giới hạn nhiều do những hướng đi sai lệch và hầu như họ không hề biết đến những bản sửa lỗi, nâng cấp.

Năm 2002 được xem là điểm nhấn của eSport Việt Nam vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tiếp xúc với thể thao điện tử thế giới khi có đại diện tham dự WCG với đội chơi game Age of Empires II. Đây cũng chính là niềm tự hào của cộng đồng game thủ Việt dù đội dự thi không mang về giải thưởng  nào. Cũng vào thời gian này, các nhóm game thủ cũng bắt đầu tập họp để cùng chơi và tìm hiểu các chiến thuật của game như VIE (Warcraft). Từ 2002 - 2003, các cộng đồng Starcraft, Counter Strike cũng bắt đầu xuất hiện do các game thủ ở nước ngoài sớm tiếp cận phong cách chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trình độ của các game thủ này có khoảng cách khá xa so với các game thủ thế giới do nhiều nguyên nhân như tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, điều kiện tập luyện không đủ, giới hạn về đường truyền Internet...

Sự kiện Giải vô địch thể thao điện tử Việt Nam lần thứ nhất

Năm 2006 được xem là thời điểm bùng nổ của thể thao điện tử Việt Nam với sự ra đời của các Clan/Gaming theo hướng chuyên nghiệp. Cùng những giải đấu lớn nhỏ, từ trong nước đến quốc tế, tuy còn mang tính tự phát nhưng đã trở thành bàn đạp tốt cho bước phát triển trong năm 2007. Ngày 28.8.2007, Hội thảo “Thể thao điện tử Việt Nam” lần đầu diễn ra đã xác định khái niệm, định nghĩa và thảo luận về thể thao điện tử. Đồng thời, cũng từ thời điểm này,  các giải đấu eSport đầu tiên cũng đã được phát động quy củ tại Việt Nam để bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới, xây dựng mô hình chuyên nghiệp, xã hội hóa mô hình thi đấu game theo hướng thể thao.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhiều thành tích về Thể thao điện tử trên trường quốc tế. Năm 2006, game thủ Trần Đình Luận và Nguyễn Thế Hoàng Hiệp đã xuất sắc vượt qua vòng đấu bảng với vị trí thứ 3 trong khuôn khổ giải WCG Asian Championship 2006. ProA.Thuoclao - Lê Thanh Hà lên ngôi sau trận chung kết toàn Việt Nam tại giải Southeast Asia Starcraft League Season 2) - Giải vô địch Starcraft Đông Nam Á do ESVN tổ chức. Hoặc team DotaAllstars - StarsBoBa lọt vào vòng 16 đội mạnh nhất thế giới tại MYM Pride Defending 7 - nơi quy tụ những team DotA mạnh nhất thế giới. Có thể nói, tại các đấu trường khu vực châu Á, nhiều game thủ Việt Nam đã chứng tỏ được thế mạnh và sự phát triển không ngừng của mình.

Đáng chú ý, giải đấu ESVN sẽ xây dựng và triển khai mùa giải chuyên nghiệp ESPL lần đầu tiên tại Việt Nam: E-Sports Professional League 2008. Đây là sự kiện theo hướng chuyên nghiệp đầu tiên, theo mô hình các giải Pro League quốc tế có giải thưởng lớn cùng sự tham gia mạnh mẽ của giới truyền thông cả nước. Song song đó, sự xuất hiện của những game thể thao điện tử đầu tiên tại Việt Nam, trong đó có Biệt Đội Thần Tốc - Sudden Attack hứa hẹn sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống giải trí qua loại hình eSport và đánh dấu sự bắt đầu của một hình thức thể thao điện tử hoàn toàn mới, theo kịp xu hướng của thế giới và khu vực.

Theo Thanh niên

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0